Suýt mất mạng vì uống rượu ấu tẩu

(khoahocdoisong.vn) - Củ ấu tẩu được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A, trong thành phần của nó chứa aconitin là một chất rất độc. Trong trường hợp uống rượu ngâm củ ấu tàu rất dễ ngộ độc và tử vong.

Anh Đoàn Đình L. và Trần Ngọc T.  (Tràng Đà – TP Tuyên Quang) nhập viện cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, vật vã, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, hoa mắt chóng mặt… có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.

Ngay lập tức kíp trực cấp cứu đã đặt nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, dùng thuốc chống loạn nhịp, sốc điện cấp cứu, bù dịch, dùng thuốc vận mạch…, hồi sức và điều trị tích cực và sau hơn 1 ngày cả 2 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Nguyên nhân là do cả hai người uống rượu ngâm củ ấu tẩu và bị ngộ độc.

Lời bàn: BSCKII Đào Ngọc Việt, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, củ ấu tẩu, (hay còn gọi là củ ấu Tàu), là rễ củ của cây ô đầu, được xếp vào danh sách thuốc độc bảng A. Theo Đông y, củ ấu tẩu thường được dùng làm rượu thuốc để xoa bóp chữa các chứng đau, tê, nhức, mỏi.

Trong thành phần của củ ấu tẩu có chứa aconitin là một chất rất độc, nếu uống rượu ngâm củ ấu tẩu, aconitin ngấm rất nhanh qua da và niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây ngộ độc với các biểu hiện: tê môi, lưỡi, họng và mặt, đôi khi gây cảm giác như đầu to ra; rối loạn thần kinh thực vật (buồn nôn, nôn mửa, vã mồ hôi, chảy nước dãi, co giật cơ, có thể ngất, hạ thân nhiệt), rối loạn hô hấp, nhịp tim và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Vì củ ấu tẩu rất độc nên người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng. Các loại rượu ngâm ấu tẩu dùng để xoa bóp phải dán nhãn rõ ràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top