Suy giáp có 9 cách để cải thiện tình trạng hiệu quả

Khi mắc suy giáp người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, tim đập nhanh, huyết áp thấp, trầm cảm. Để cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển, người mắc cần thực hiện các biện pháp sau.

Dưỡng ẩm sau khi tắm để chống khô da

Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên rằng: Người mắc suy giáp gặp phải triệu chứng khô da, bong tróc nên thoa kem dưỡng hàng ngày để duy trì độ ẩm. Người bệnh không nên tắm bằng nước quá nóng trong thời gian dài vì sẽ khiến da ngày càng khô hơn.

 Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để ngăn ngừa táo bón

Rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp chống táo bón, kiểm soát cân nặng.

Ở những người bị suy giáp, quá trình trao đổi chất thường diễn ra chậm chạp, làm giảm nhu động ruột gây táo bón kéo dài. Để cải thiện tình trạng này người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ khuyến nghị rằng người bệnh nên bổ sung 25 - 38g chất xơ/ngày.

Đi bộ để cải thiện tình trạng mệt mỏi, tăng cân

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện các triệu chứng suy giáp như mệt mỏi, tăng cân, căng thẳng. Người bệnh hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe. Joseph Feuerstein - Giám đốc tại Bệnh viện Stamford ở Connecticut, Hoa Kỳ khuyên rằng: “Người mắc suy giáp nên chạy bộ và tập aerobic mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh”. 

Ăn các thực phẩm giàu protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể

Cơ thể chúng ta cần rất nhiều protein để tạo ra năng lượng, duy trì sự sống. Với người mắc suy giáp, protein có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và cải thiện tình trạng mệt mỏi. Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giàu protein vào trong bữa ăn hằng ngày của mình như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt hoặc sữa.

Tập yoga để giúp kiểm soát căng thẳng

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, 22.000 phụ nữ bị suy giáp tham gia tập luyện yoga trong 6 tháng đã kiểm soát được tình trạng căng thẳng, giảm nồng độ cholesterol và TSH huyết thanh.

Các nhà khoa học cũng thấy rằng, những người bị suy giáp dành một giờ mỗi ngày để tập yoga đã giảm được liều dùng thuốc điều trị. Bên cạnh đó, tập yoga cũng giúp cải thiện được tình trạng đau khớp, cứng cơ do suy giáp gây ra.

anh-minh-hoa.png
Tập luyện yoga mỗi ngày giúp kiểm soát căng thẳng do suy giáp gây ra.

Đi ngủ đúng giờ giúp cải thiện triệu chứng mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của bệnh suy giáp. Tình trạng mệt mỏi sẽ trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh ngủ không đủ giấc. Do vậy, để cơ thể khỏe mạnh người bệnh hãy đi ngủ sớm và đúng giờ.

Bổ sung selen, magie vào bữa ăn hằng ngày

Selen và kẽm có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt việc sản xuất hormone tuyến giáp. Do vậy, người mắc suy giáp nên bổ sung các thực phẩm giàu selen và kẽm như hàu, tôm, cua, thịt bò, thịt gà, trứng, đậu... Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế ăn các loại rau họ cải như: Cải bắp, cái thìa... Vì những loại rau này chứa hợp chất Goitrogens ngăn cản tuyến giáp sản xuất hormone, khiến tình trạng suy giáp trở nên trầm trọng.

 Dùng thuốc đúng chỉ định

Trong điều trị suy giáp, bác sĩ thường sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp levothyroxine(Levo-T, Synthroid). Thuốc có tác dụng bổ sung lượng hormone thiếu hụt, giảm các triệu chứng của suy giáp. Để xác định đúng liều dùng levothyroxine ban đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra mức TSH sau 6-8 tuần điều trị. Hiệu quả điều trị sẽ được đánh giá sau 6 tháng dùng thuốc bằng việc kiểm tra nồng độ hormone giáp xem đã về mức bình thường hay chưa.

Vì thuốc bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp phải dùng hàng ngày, do vậy người bệnh phải tuân thủ điều trị, không được tự ý bỏ thuốc. Bởi nếu không duy trì nồng độ hormone giáp sẽ gây ra tình trạng giảm hormone T3, T4 quá mức dẫn đến hôn mê giáp.

Sử dụng thảo dược giúp cải thiện tình trạng suy giáp

Hiện nay, cùng với việc tuân thủ điều trị, chế độ dinh dưỡng hợp lý, một giải pháp đã và đang được ghi nhận về tính hiệu quả trong khắc phục suy giáp là sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Giáp Vương chứa thành phần chính hải tảo là một lựa chọn tiêu biểu.

Từ xa xưa, người Nhật Bản, Trung Quốc đã sử dụng hải tảo trong bữa ăn hằng ngày. Bởi họ cho rằng đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hải tảo có tác dụng điều hòa nồng độ hormone tuyến giáp, hỗ trợ điều trị suy giáp hiệu quả.

Nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc vào năm 2012 cho thấy, các hoạt chất sinh học trong hải tảo đóng vai trò như chất điều hòa miễn dịch và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh tuyến giáp, trong đó có suy giáp.

Hoạt chất natri alginat và các thành phần trong hải tảo có tác dụng làm giảm cholesterol huyết. Do đó, giúp cải thiện triệu chứng tăng cholesterol của người bị bướu cổ suy giáp.

Trong hải tảo còn chứa các thành phần hoạt chất sinh học giúp hạ huyết áp, giảm triệu chứng tăng huyết áp ở người bị bướu cổ cường giáp và thậm chí có thể tiêu diệt những gốc tự do gây ung thư tuyến giáp.

anh-hop-thuoc.png
Hải tảo có trong Ích Giáp Vương giúp cải thiện suy giáp hiệu quả.

Bên cạnh hải tảo, Ích Giáp Vương còn chứa nhiều thảo dược quý như khổ sâm nam, bán biên liên, lá neem, ba chạc... có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống oxy hóa giúp thu nhỏ khối bướu cổ do suy giáp an toàn và hiệu quả hơn. Đặc biệt, khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam vào năm 2022 cho thấy, có đến 97% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm Ích Giáp Vương chứa thành phần chính từ hải tảo.
Suy giáp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc. Để cải thiện bệnh hiệu quả, hãy sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương chứa thành phần chính hải tảo mỗi ngày bạn nhé!

Chi tiết liên hệ: 024. 38461530 - 028. 62647169.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quảng cáo

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top