Suy dinh dưỡng trong tử cung và nhẹ cân khi đẻ non

Suy dinh dưỡng (SDD) trong tử cung hoàn toàn khác với trẻ SDD do sinh non. Suy dinh dưỡng trong tử cung là trẻ mới đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg, nhìn bề ngoài trẻ không khác một trẻ đủ tháng nhưng vóc dáng bé nhỏ, da hơi nhăn nheo, khô và lớp mỡ dự trữ dưới da mỏng.
suy dinh dưỡng

Chăm sóc tốt cho bà bầu để tránh thai nhi bị suy dinh dưỡng

Hỏi: Con tôi mới sinh cháu được 2,3 kg, bác sĩ nói suy dinh dưỡng trong tử cung. Xin hỏi, loại suy dinh dưỡng này có phải giống như trẻ thiếu cân khi non tháng không? Nguyên nhân và cách phát hiện loại suy dinh dưỡng này?

Trần Minh Hiền (Hà Nội)

BS Phó Đức Nhuận, Bệnh viện Phụ sản TƯ: Suy dinh dưỡng (SDD) trong tử cung hoàn toàn khác với trẻ SDD do sinh non. Suy dinh dưỡng trong tử cung là trẻ mới đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg, nhìn bề ngoài trẻ không khác một trẻ đủ tháng nhưng vóc dáng bé nhỏ, da hơi nhăn nheo, khô và lớp mỡ dự trữ dưới da mỏng.

Nguyên nhân của thai SDD trong tử cung thường là do các bà mẹ ăn uống không đủ lượng và chất, có thể do bệnh của thai hoặc bánh rau. Ngay từ khi có thai có thể biết thai bị SDD khi thấy cân nặng của bà mẹ không tăng đủ mức trung bình, chiều cao tử cung đo khi khám thai nhỏ hơn chiều cao tử cung ở người có tuổi thai tương ứng.

Ngược lại, trẻ đẻ non cũng nhẹ cân (dưới 2,5kg) nhưng tuổi thai tính đến ngày đẻ dưới 38 tuần. Trẻ đẻ non vóc dáng cũng nhỏ, lớp mỡ dưới da cũng ít nhưng da rất mỏng, có khi còn nom rõ các mạch máu ở phía dưới. Trên da còn mọc nhiều lông tơ.

Bộ phận sinh dục có thể phù nề, ở con trai có khi tinh hoàn chưa xuống đến bìu (một hoặc cả 2 bên), gan bàn chân trơn lỳ, rất ít nếp nhăn, không giống các trẻ đủ tháng.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top