Sửng sốt lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà nhỏ

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học Anh phát hiện một lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm của một thiên hà nhỏ, nghiên cứu mới được công bố trong báo cáo của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh.
lỗ đen siêu lớn

Nguồn ảnh: Phys.

Thiên hà xa xôi, nhỏ này được gọi là Fornax UCD3, là một thiên hà chứa nhiều sao lùn nhỏ, chủng loại quý hiếm nhất vũ trụ.

Dù được xem là một thiên hà nhỏ nhưng một nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của Fornax có khối lượng xấp xỉ 3,5 triệu lần Mặt Trời. Kích cỡ này gần với lỗ đen ở trung tâm của thiên hà Milky Way, được gọi là Sagittarius A.

Thú vị hơn, lỗ đen này được xem là lỗ đen khổng lồ thứ tư từng được tìm thấy trong một thiên hà sao lùn siêu nhỏ, nó chiếm khoảng 4% tổng khối lượng thiên hà nhỏ và sẽ chiếm 3% nếu so với tổng khối lượng của một thiên hà trung bình.

Để có được kết luận này, các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị thăm dò hồng ngoại được gọi là SINFONI, tác giả chính Anton Afanasiev, một nhà nghiên cứu tại Đại học bang Moscow nói với Tạp chí Newsweek.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top