Sửng sốt con số ngoại hành tinh mà Kepler tìm thấy

Kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tìm thấy gần 80 ứng cử viên ngoại hành tinh mới, nằm trong khoảng 50.000 ngôi sao, trong đó có một hành tinh có thể lớn gấp 2,5 lần Trái Đất quay quanh ngôi sao sáng nhất.
Kepler

Nguồn ảnh: Phys.

Hành tinh mới này được cho là quay quanh ngôi sao HD 73344, cách Trái Đất khoảng 114 năm ánh sáng, cứ 15 ngày nó quay quanh sao chủ một lần, có nhiệt độ bề mặt từ 1.200 – 1.300 độ C (khoảng 2.000 độ F), gần bằng nhiệt độ của dung nham đổ ra từ núi lửa.

“Nó cũng có thể được xem như một phiên bản nhỏ hơn, nóng hơn của Thiên vương tinh hay Sao Hải vương”, Giáo sư vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm hiện có, để tìm kiếm các đường sóng thay đổi khi hành tinh ngoại lai này xuất hiện mờ nhạt quanh sao chủ qua ống kính Kepler.

Ngoài xác nhận hệ thống trên, cơ sở dữ liệu trong Kính còn cho thấy, trong khoảng 50.000 ngôi sao được thu thập suốt 80 ngày, có gần 80 hành tinh ngoại lai quay quanh các sao chủ, đang chờ các nhà khoa học lần lượt giải mã.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top