Súc miệng đúng cách

(khoahocdoisong.vn) - Súc miệng, họng sát khuẩn không chỉ tiêu diệt virus, ngăn chúng xâm nhập vào vùng hầu họng mà còn tiêu diệt khi chúng nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài, phòng lây nhiễm cũng như chống virus phát tán mạnh hơn.

Hỏi: Em mới chỉnh nha nên bác sĩ dặn phải giữ gìn vệ sinh răng miệng, súc miệng thường xuyên. Hiện nay đang dịch, em muốn hỏi nên súc miệng như thế nào, súc bao lâu thì vừa sát khuẩn, vừa tốt cho răng lợi?

Lê Viên (Đống Đa, Hà Nội)

BS Phạm Ngọc Minh.
BS Phạm Ngọc Minh.

BS Phạm Ngọc Minh, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Súc miệng, họng sát khuẩn không chỉ tiêu diệt virus, ngăn chúng xâm nhập vào vùng hầu họng mà còn tiêu diệt khi chúng nhân lên phá vỡ tế bào chui ra ngoài, phòng lây nhiễm cũng như chống virus phát tán mạnh hơn. Súc miệng, họng cần tuân thủ theo một quy trình nhất định là ngậm trong miệng một ngụm dung dịch (5 - 10ml), dùng các cơ miệng và lưỡi để đưa dung dịch lưu chuyển trong miệng và tiếp xúc với các bề mặt trong miệng trong vòng 1 phút rồi nhổ ra. Sau đó thì không ăn uống trong vong 1/2 giờ tiếp theo. Súc miệng sau chải răng là một biện pháp vệ sinh răng miệng nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Súc miệng thông dụng và sẵn có nhất là nước muối sinh lý, nhưng cần được pha loãng đúng nồng độ, quá mặn có thể làm bỏng loét niêm mạc hầu họng (1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9g muối để có nồng độ 0,9%) hoặc có thể mua tại các hiệu thuốc. Đây là nồng độ chuẩn có thể đảm bảo an toàn khi dùng súc họng.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top