“Sức mạnh mềm” tạo nên uy tín, vị thế mới cho Việt Nam

(khoahocdoisong.vn) - Trong năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 và vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. Với thế và lực đang ngày một cao, Việt Nam đã thể hiện đủ sức gánh vác trách nhiệm lớn hơn trên trường quốc tế. “Sức mạnh mềm” linh hoạt trong ngoại giao, văn hóa, kinh tế, chính trị... đã tạo nên uy tín, vị thế, tầm cao mới cho Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, điều hành Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN-Liên Hợp Quốc lần thứ 11 ngày 15/11/2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, điều hành Hội nghị Cấp cao trực tuyến ASEAN-Liên Hợp Quốc lần thứ 11 ngày 15/11/2020.

Nhiều sáng kiến, sáng tạo

Là một đất nước đang hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển với chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế theo phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.

2020 là một năm đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa khi Việt Nam vinh dự đảm nhiệm những trọng trách lớn ở cả tầm khu vực và quốc tế. Việt Nam vừa giữ ghế Chủ tịch không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), vừa giữ cương vị Chủ tịch ASEAN.

Tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 vào ngày 14/4, Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo sự đồng thuận của ASEAN trong ứng phó với Covid-19.

Tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 vào ngày 14/4, Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo sự đồng thuận của ASEAN trong ứng phó với Covid-19.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, trong vai trò Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN theo cách chủ động nhất, trách nhiệm nhất, sáng tạo nhất, bản lĩnh nhất và hiệu quả nhất.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN và là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam đã đưa ra 2 sáng kiến đầy triển vọng. Đầu tiên là tổ chức một cuộc thảo luận về việc tuân thủ Hiến chương LHQ. Sáng kiến thứ hai là sắp xếp cuộc gặp đầu tiên chưa từng có giữa LHQ và ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực.

Với tư cách Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã triệu tập Hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Y tế ASEAN vào ngày 7/4, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 vào ngày 14/4. Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo sự đồng thuận của ASEAN trong ứng phó với Covid-19 và khởi xướng các cuộc thảo luận sơ bộ về sự phục hồi sau đại dịch.

Các sáng kiến đã góp phần tạo nên dấu ấn Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự ổn định chính trị và tăng trưởng của ASEAN. 

Phát triển thần tốc

Bên cạnh những sáng tạo trong ngoại giao, ổn định chính trị khu vực và tăng cường hợp tác quốc tế, bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của LHQ (GII) năm nay ghi nhận Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế, giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vị trí thứ 42 - tăng từ vị trí 71 vào năm 2014.

Tổ chức Sở Hữu trí tuệ thế giới của LHQ (WIPO) đánh giá, Việt Nam thuộc tốp 50 nền kinh tế đạt được tiến bộ đáng kể nhất trong bảng xếp hạng theo thời gian. So với năm 2019, Việt Nam có chỉ số về các sản phẩm sáng tạo tăng 9 bậc; chỉ số hợp tác viện trường, doanh nghiệp tăng 10 bậc; chỉ số số công bố bài báo khoa học và kỹ thuật tăng 13 bậc; năng lực hấp thụ tri thức tăng 13 bậc. Trong nhóm chỉ số đầu vào tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, Việt Nam tiếp tục tăng một bậc. Các thương hiệu “Made in Vietnam” hay “Made by Vietnam” ngày càng có vị trí trên trường quốc tế.

Các thương hiệu “Made in Vietnam” hay “Made by Vietnam” ngày càng có vị trí trên trường quốc tế.

Các thương hiệu “Made in Vietnam” hay “Made by Vietnam” ngày càng có vị trí trên trường quốc tế.

Năm 2020, mặc dù tác động lớn của đại dịch Covid-19 song GDP Việt Nam vẫn tăng 2,91% (theo Tổng Cục Thống kê). Tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh các nước ASEAN hay các đối tác lớn đều tăng trưởng âm và chuỗi cung ứng trên thế giới bị đứt gãy. 

Bất chấp những tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, hầu hết dự báo kinh tế của các tổ chức quốc tế đều cho rằng, tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi từ 6 - 7%. IMF dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với GDP đạt 6,5% khi hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục bình thường hóa. Ngân hàng thế giới (World Bank) nhận định triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực, dự báo tăng trưởng ở mức 6,8%. ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ ở mức 6,3% trong năm 2021.

Từ vị thế bị động ban đầu, sau 25 năm, Việt Nam đã hình thành vị thế chủ động từng bước trong ASEAN nhờ tiềm lực kinh tế được cải thiện. Lòng tin vào cải thiện chính sách tăng lên. Nhiều ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam đã cạnh tranh hiệu quả thâm chí dẫn đầu ASEAN như điện thoại, dệt may, nông thủy sản, giầy dép...

Vị thế ngày càng lớn mạnh

Song song với phát triển kinh tế, Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và quốc tế qua nhiều hiệp định thương mại tự do. 

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.

Việt Nam giờ là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Được tín nhiệm lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng có tầm cỡ khu vực và toàn cầu như Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN hay gần đây nhất là Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Cho tới nay, đã có trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. 

Với thế và lực ngày càng nâng cao, Việt Nam đang thể hiện đủ sức gánh vác trách nhiệm lớn hơn trên trường quốc tế. Đó là những giá trị lớn, thể hiện "sức mạnh mềm" của dân tộc Việt Nam.

GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, những thành tựu ngoại giao của Việt Nam trong thời gian qua đã giúp hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đạt mức rất cao. Uy tín quốc tế Việt Nam ngày nay đang ở mức cao nhất. Bằng chứng cho điều này là Việt Nam được bầu chọn làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ với số phiếu gần như tuyệt đối, 192/193 phiếu. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam đã đóng một vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong quan hệ quốc tế ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu. Mỹ đã công nhận điều này bằng cách coi Việt Nam là đối tác chiến lược tiềm năng trong tất cả tài liệu chính sách an ninh và quốc phòng.

Ông Ahmad Ibrahim Almutaqqi, Giám đốc Chương trình nghiên cứu ASEAN thay cho lời kết: “Chúng ta đang chứng kiến một Việt Nam tự tin trên vũ đài thế giới, có những đóng góp quan trọng cho khu vực. Và Việt Nam chính là “tấm gương” phản chiếu những lý tưởng và giá trị mà ASEAN có thể mang lại cho nhân dân các nước trong khu vực”.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
back to top