Sửa Luật Phòng, chống rửa tiền: Tài sản ảo vào diện theo dõi

Việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, giám sát đối với các loại tài sản ảo, tiền tiền ảo nói chung là yêu cầu cấp thiết, nhằm giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa hoạt động tội phạm.

Luật Phòng, chống rửa tiền (Luật PCRT) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013.

Sau gần 10 năm triển khai, Luật Phòng, chống rửa tiền (Luật PCRT) bắt đầu bộc lộ không ít hạn chế. Chưa hoàn toàn đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về PCRT.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện có một số lĩnh vực ngành nghề có rủi ro rửa tiền chưa được đưa vào làm đối tượng báo cáo để triển khai nghĩa vụ PCRT. Điều này đã làm giảm hiệu quả của công tác PCRT.

Cụ thể như: Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài sản ảo; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng) hay các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ…

Tiền ảo, tài sản ảo với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Tội phạm có thể chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những hoạt động bất hợp pháp thành tiền "sạch". Chúng còn chuyển các khoản tài trợ cho khủng bố thông qua việc mua bán, trao đổi đồng tiền ảo ở các quốc gia khác nhau.

Tại Việt Nam, hiện hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tài sản ảo diễn ra sôi động. Trong khi hệ thống pháp luật chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo.

Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó có có nêu vấn đề nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

Do đó, một trong những mục tiêu lớn nhất trong lần sửa đổi Luật PCRT lần này là mở rộng "đối tượng báo cáo". Về cơ bản, đối tượng báo cáo áp dụng các biện pháp PCRT, thực hiện nghĩa vụ báo cáo, cung cấp, lưu giữ thông tin theo quy định của Luật PCRT.

Từ thực tế trên, có thể thấy việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, giám sát đối với các loại tài sản ảo, tiền tiền ảo nói chung và quy định pháp lý về PCRT nói riêng là yêu cầu cấp thiết. Điều này nhằm giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa hoạt động tội phạm.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top