Sữa học đường nhiều vi chất có đáng lo?

(khoahocdoisong.vn) - Các quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ đều đưa sữa vào trong bữa ăn học đường. Việc bổ sung vi chất nào cũng phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng trẻ trong lứa tuổi đi học được điều tra hàng năm.

KH&ĐS có cuộc phỏng vấn với TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng viện Y học ứng dụng Việt Nam, một chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng có vai trò độc lập trong vấn đề này.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng viện Y học ứng dụng Việt Nam.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Hiểu chưa đầy đủ

Chương trình sữa học đường được bổ sung 17 loại vi chất, có phải là nhiều hay là bình thường, thưa ông?

Các bà mẹ có lo lắng về  việc nhiều vi chất thực sự là chưa hiểu đầy đủ về các loại vi chất. Vì bất cứ một loại thực phẩm nào cũng đều có chứa rất nhiều vi chất. Chẳng hạn, sữa bò tươi nguyên chất vắt ra từ con bò đã có 10 khoáng chất và 13 vitamin, thậm chí là nhiều hơn nhưng người ta chỉ chốt như vậy bởi đó là những vi chất quan trọng tới sức khỏe. Hay trong 1 miếng thịt gà cũng có 10 loại vi chất, 14 loại vitamin.

Trẻ còn sử dụng nhiều loại thực phẩm khác, vậy việc bổ sung này có ảnh hưởng tới trẻ?

Chúng ta vẫn luôn hiểu cái gì nhiều là không tốt, nhưng cần phải biết rằng bổ sung vi chất là theo nhu cầu, theo tuổi và phải tuân thủ theo ngưỡng (nhu cầu khuyến nghị). Nhu cầu khuyến nghị này thường rất cao so với thực phẩm, chính vì vậy, thực phẩm thông thường ít khi đảm bảo được mức khuyến nghị. Ví dụ 100ml sữa bò tươi có 1mg canxi, trong sữa học đường được bổ sung là 6mg. Như vậy gấp 6 lần. Tuy nhiên, nhu cầu khuyến nghị là 60 – 70 mg. Do đó, trẻ phải uống 10 hộp mới đủ nhu cầu khuyến nghị. Trong khi điều đó ít khi xảy ra. Hơn nữa, nhu cầu khuyến nghị là nhu cầu cần phải có, còn nhu cầu tối đa lại rất cao và đến được liều độc thì rất khó.

Mỗi lứa tuổi có một khuyến nghị riêng nhưng ở Việt Nam việc bổ sung vi chất vào sữa học đường cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học, trung học như nhau?

Hiện hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa ở Việt Nam là hợp lý và theo đúng các quy định của Bộ Y tế và Quy chuẩn Quốc gia đối với sữa dạng lỏng.

Một ví dụ điển hình là vitamin C trong sữa học đường. Cụ thể, theo thông tin ghi trên bao bì sản phẩm "Sữa tươi tiệt trùng có đường" (hộp 180 ml) trong chương trình sữa học đường do Vinamilk cung cấp, hàm lượng vitamin C trong 100 ml là 6,5 mg. Trong khi, loại sữa tươi tiệt trùng có đường tương tự đang được bán trên thị trường thì vitamin C không được ghi trong bảng giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng này chỉ chiếm 10-15% nhu cầu khuyến nghị vitamin C cần được cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Như vậy, trẻ phải uống 10 hộp sữa loại này mới đủ lượng vitamin C. 80 hộp mới bằng một viên C sủi 500 mg. Với hàm lượng như vậy, vitamin C sẽ không bao giờ có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, nó chỉ tham gia vào hỗ trợ hấp thu sắt.

Có sự tương tác giữa các vitamin, chất khoáng, vậy việc phối hợp nhiều chất trong sữa có ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ?

Sự tương tác giữa các vitamin và khoáng chất với nhau cũng dựa theo liều lượng tỷ lệ. Lấy ví dụ là sắt, theo nhiều nghiên cứu, bữa ăn có hàm lượng canxi cao trên 500mg hoặc lượng magie cao trên 300 lần sắt hoặc lượng kẽm ăn vào cao gấp 5 lần lượng sắt đều gây cản trở hấp thu sắt. Vậy hiện nay, trong 100ml sữa học đường, tỷ lệ canxi/sắt là 120:1.5; tỷ lệ magie/sắt là 10/1.5 và tỷ lệ kẽm /sắt là 1.2/1.5 còn cách rất xa hàm lượng gây cản trở. Bên cạnh đó có những sự tương tác gây giảm sự hấp thu thì có những sự tương tác tích cực làm tăng hấp thu, chẳng hạn như vitamin C làm tăng hấp thu sắt, vitamin D và vitamin K giúp tăng cường hấp hấp thu canxi. Bên cạnh đó nếu muốn tương tác thì cũng phải phụ thuộc vào dạng tiền chất được bổ sung, sắt chỉ bị mất hấp thu khi hàm lượng vitamin C quá cao.

Việc bổ sung các loại vi chất trong sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cần có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn.

Việc bổ sung các loại vi chất trong sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cần có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn.

Ở nước ngoài chương trình sữa học đường có bổ sung các loại vi chất như của Việt Nam không?Nếu không đúng là sữa tươi, đơn vị cung cấp phải chịu trách nhiệm

Các quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ đều đưa sữa vào trong bữa ăn học đường. Việc bổ sung vi chất nào cũng phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng trẻ trong lứa tuổi đi học được điều tra hàng năm.

Cần lưu ý, trên thị trường tại bất cứ quốc gia nào cũng không có loại sữa nào chỉ có 3 vi chất canxi, sắt và vitamin D. Việc Việt Nam có quy định về mức bổ sung cho 3 vi chất này là nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng chiều cao, phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em trong cộng đồng.

Quy trình đưa vi chất vào sữa cần được kiểm tra, thẩm định và khảo sát thực tế ra sao để đảm bảo sức khỏe cho trẻ?

Việc bổ sung thêm vi chất vào sữa nhằm giúp phần hoàn thiện khẩu phần ăn cho trẻ em Việt Nam vốn  thiếu vi chất là hoàn toàn phù hợp. Sữa học đường, tương tự như những loại sữa nước khác trên thị thường hoặc các loại thực phẩm đều thuộc nhóm sản phẩm bổ sung không cần thiết phải thực hiện nghiên cứu lâm sàng như các sản phẩm thuốc hoặc các sản phẩm đặc biệt khác. Sữa học đường chỉ cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy trình về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định

Nhiều ý kiến cho rằng có loại ghi sữa tươi nhưng thực tế là sữa bột được pha ra thành nước? Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Trong quy định của sữa học đường là 100% sữa tươi được bổ sung vi chất nên được ghi là: thực phẩm bổ sung, 100% sữa tươi. Nếu không đúng 100% sữa tươi đơn vị cung cấp phải chịu trách nhiệm.

Còn nghiên cứu để ra quy chuẩn về sữa tươi học đường

Ngày 15/8, trả lời về việc Bộ Y tế chậm trễ trong việc ban hành quy chuẩn sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình Sữa học đường, nhất là việc bổ sung vi chất vào sữa tươi… ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cho biết: Việc bổ sung các loại vi chất trong sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cần có cơ sở khoa học (bổ sung loại vi chất nào? Hàm lượng bao nhiêu, căn cứ vào tình trạng thiếu hụt vi chất của trẻ, khả năng hấp thu, chuyển hóa…) và đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sữa học đường nhiều vi chất có đáng lo? ảnh 3

Ông Nguyễn Đức Vinh - Vụ trưởng Vụ sức khỏe Bà mẹ trẻ em.

Quan trọng là phải thực hiện đúng chỉ tiêu trong Quyết định số 1340 của Thủ tướng Chính phủ - đáp ứng 30% nhu cầu sắt, vitamin D, canxi của trẻ đến năm 2020. Cùng với đó, cần xem xét, lựa chọn phương án giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước, giảm chi phí người dân và đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường.

Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ chương trình sữa học đường.

Theo Đời sống
back to top