Sứa biển đốt

(khoahocdoisong.vn) - Khi cho trẻ ra biển, đặc biệt ở những vùng biển nhiều sứa phải cẩn thận. Nếu bị sứa đốt cần mau chóng đưa trẻ rời khỏi mặt nước để tránh bị đốt thêm. Chỗ bị sứa đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ không đáng ngại, chỉ cần chườm đá vào vết đốt để giảm ngứa, giảm đau, dùng mật ong bôi lên chỗ da tổn thương là dịu.

Cuối tuần cả gia đình chị Lý Hồng Hoa (Đà Nẵng) chở nhau ra biển bơi. Nhà gần bãi biển nhưng vì cả hai vợ chồng chị Hoa bận nên chẳng mấy khi cho trẻ ra tắm biển. Con chị Hoa được bố lồng phao vào người và đưa ra xa chơi, không ngờ bị sứa biển đốt, vết thương vừa ngứa, vừa rát làm cháu khóc thét lên.

Lời bàn: BS Nguyễn Nam (Phòng khám Hồng Sơn Đường) cho biết, khi cho trẻ ra biển, đặc biệt ở những vùng biển nhiều sứa phải cẩn thận. Nếu bị sứa đốt cần mau chóng đưa trẻ rời khỏi mặt nước để tránh bị đốt thêm. Chỗ bị sứa đốt thường sưng đỏ, có cảm giác nóng xung quanh, trường hợp nhẹ chỉ cần chườm đá vào vết đốt để giảm ngứa, giảm đau, dùng mật ong bôi lên chỗ da tổn thương là dịu.

Trường hợp nặng, gây đau đớn, trẻ có thể bị sốc với triệu chứng nhức đầu, co thắt cơ bắp, mạch nhanh, tụt huyết áp cần hạn chế vận động,  chườm nước đá lên vùng bị thương nhằm làm giảm đau, không cho nọc độc lan ra, dùng mật ong bôi lên da chỗ tổn thương và đưa trẻ đến bệnh viện.

MA (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top