Sự thực về các phương pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho F0 tại nhà

(khoahocdoisong.vn) - Trong khi đợi triển khai thuốc đặc trị cho F0 tại nhà thì việc người bệnh theo đuổi các phương pháp khác nhau để tăng sức đề kháng là điều đương nhiên theo kiểu “có bệnh vái tứ phương”.

Bổ sung kẽm ở người bệnh Covid-19: Kẽm từ lâu đã được chứng minh tăng sức đề kháng rõ rệt trong các bệnh do virus và viêm phổi thông thường. Ngoài ra, tỷ lệ thiếu kẽm cũng cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết luận quốc tế về giá trị của kẽm trên Covid-19 chưa đủ mạnh.

Do đó, hướng dẫn của Mỹ kết luận là không chống cũng không khuyến khích sử dụng kẽm, tuy nhiên, lưu ý là không nên uống quá 2 viên/ngày cho mục đích dự phòng tức là khi chưa có bệnh Covid-19. Thật ra kẽm thì rẻ mà bổ sung mỗi ngày cũng an toàn nên có thể coi là một biện pháp nên áp dụng cho F0 tại nhà. Nếu có dùng thì uống sớm ngay từ lúc khởi phát bệnh sẽ có hiệu quả hơn, liều ở người bệnh là 1 - 2 viên/ngày.

Bổ sung vitamin C và vitamin D: Tương tự kẽm, 2 chất này về mặt lý thuyết cũng giúp tăng sức đề kháng chung. Tuy nhiên, y văn quốc tế cho thấy chưa đủ bằng chứng vai trò của chúng trong bệnh Covid-19. Do đó, hướng dẫn của Mỹ vẫn là không chống cũng không khuyến khích dùng. Tuy nhiên, không chỉ vitamin C và D mà nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác và phải đảm bảo đúng liều lượng và an toàn. Lưu ý đừng dùng quá liều vitamin D theo khuyến nghị (600 - 800UI /ngày). 

Tinh chất nhân sâm: Trong một vài loại thuốc bổ đa sinh tố có tinh chất nhân sâm. Có một y văn của tác giả Hàn Quốc có bàn luận về vai trò của nhân sâm trong tăng cường sức đề kháng ở bệnh nhân Covid-19. Do đó, nếu mua được thuốc bổ vitamin và khoáng chất mà có thêm tinh chất nhân sâm thì cũng tốt. Còn không có thì cũng không sao.

Xông toàn thân với hơi nước nóng và các loại tinh dầu: Đây là phương pháp chữa bệnh lâu đời của phương Đông nên cũng ít có y văn phương Tây. Theo phân tích, xông có tác dụng trên đường hô hấp trên làm thông thoáng đường hô hấp, giúp khí lưu thông tốt hơn, giảm đàm và có một ít tác dụng tăng sức đề kháng toàn thân do tăng nhiệt bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, xông không phải là phương pháp điều trị Covid-19 mà chỉ giúp thông thoáng đường hô hấp, giúp giảm triệu chứng của bệnh cảm cúm và giúp tâm lý thoải mái nên mọi người đừng quá lạm dụng đặc biệt là coi chừng bỏng ở trẻ em và người cao tuổi.

Uống nước dừa với sả và đường phèn: Đây không phải là phương pháp thần kỳ trị Covid-19 như đồn thổi mà chỉ là phương pháp bù nước và điện giải cho người bệnh. Tuy nhiên, việc bù đủ nước và điện giải ở người bệnh Covid-19 cũng rất quan trọng. Nếu không có nước dừa thì cứ uống nước chanh muối hay nước pha muối đường cũng được.

Tóm lại, hầu hết các phương pháp nêu trên có giá trị thấp, nhưng nhìn chung không có hại gì nên cũng có thể áp dụng được. Chỉ có điều, đừng quá lạm dụng là được.

TS.BS Trần Quốc Cường (giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top