Sự thực về bài thuốc “Minh Mạng thang”

(khoahocdoisong.vn) - Nền đông y Việt nam là một nền y học hàn lâm, là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam mang tính thừa kế. Các thầy thuốc đông y ngày xưa là những học giả uyên bác, nhất là những thầy thuốc được vào trong triều đình để phục vụ các bậc vua chúa. Vào vị trí ấy phải là những người uyên bác về “Nho, y, lý, số” nhưng chuyên sâu về y học (Đông y). Họ để lại cho đời sau những kinh nghiệm quí báu về những phương pháp chữa bệnh, những bài thuốc có giá trị.

Minh Mạng thang là bài thuốc nổi tiếng của dân tộc, nhưng lâu nay nhiều người đưa ra các bài Minh Mạng thang với công thức khác nhau và đồn thổi giá trị của nó, vậy đâu là bài thuốc đích thực?

Có sự hiểu lầm về bài thuốc

Bài thuốc mà những năm 80-90 của thế kỷ trước, Viện Nghiên cứu Đông y Trung ương (nay là Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) nghiên cứu và sản xuất ra rượu Minh Mạng thang thì không phải là bài Minh Mạng thang. Đó là bài thuốc của Mao chủ tịch tặng Hồ chủ tịch. Bài thuốc gồm:  Bắc sa sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, tần giao, đương qui, xuyên khung, bạch thược, thục địa, phòng phong, tục đoạn, hà thủ ô, cẩu kỷ tử, đại hồi, nhục quế, hắc táo nhân, đại táo, độc hoạt, mộc qua, đỗ trọng, khương hoạt, trần bì, ngưu tất nhưng liều lượng thì không đúng. Thực chất đây là bài Độc hoạt tang ký sinh (bỏ tang ký sinh, tế tân, thay nhân sâm bằng bắc sa sâm, thay xích thược bằng bạch thược, thay sinh địa bằng thục địa), gia thêm các vị: bạch truật, tục đoạn, hà thủ ô, cẩu kỷ tử, đại hồi, táo nhân, đại táo, mộc qua, khương hoạt, trần bì.

Nếu phân tích kỹ tính vị qui kinh, công dụng, chủ trị của từng vị thuốc thì bài thuốc trên không phải là bài “Bổ thận tráng dương sinh tinh” để vua Minh Mạng uống vào có tác dụng “ Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử” như bài thuốc nói trên lúc đó đã giới thiệu nhầm. Đây là bài  thuốc dùng để điều trị bệnh của người cao tuổi có chứng phế nhiệt, đau nhức mỏi toàn thân, do khí huyết lưu thông kém.

Vì sao tác giả bài thuốc lại lấy bắc sa sâm để thay nhân sâm? Theo chúng tôi hiểu, vị bắc sa sâm qui vào kinh phế và kinh vị, có tác dụng nhuận phế chỉ ho, dưỡng vị sinh tân dịch, trị chứng phế nhiệt sinh ho, âm hư tân dịch kém hay khô miệng để làm vị quân trong bài. Vì người này khí  huyết vẫn bình thường nhưng do tuổi cao sự lưu thông của khí huyết kém, nên không cần đại bổ khí mà chỉ cần dưỡng âm sinh tân làm mát phế nên mới dùng bắc sa sâm để thay thế nhân sâm là vị thuốc dùng để đại bổ khí.

Lai lịch của bài thuốc

 Đây là bài Bổ dưỡng ngũ tạng thần dược tửu của tác giả Nguyễn Văn Xứng in trong bộ sách Thần phương. Bài thuốc có tác dụng: Bồi bổ ngũ tạng, ngăn ngừa cảm mạo, kích thích thần kinh, trị chứng đau lưng. Khoảng năm 1980-1992 của thế kỷ trước, nhiều hiệu thuốc của  Hoa kiều ở Thái Lan đã  bán gói thuốc Bắc ghi ngoài nhãn là bài thuốc “Mao chủ tịch tặng Hồ chủ tịch”. Họ đã lấy bài thuốc đó từ Bộ sách Trung dược đại tự điển.

Nhân đây xin nói rõ: Năm 1967 nhân dịp sinh nhật Bác Hồ lần thứ 77, qua sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Mao chủ tịch gửi tặng Hồ chủ tịch bài thuốc trên và hai câu đối. Bài thuốc gồm các vị bắc sa sâm, thục địa, hắc táo nhân đều 1,5 đồng cân. Các vị phục linh, bạch truật, cam thảo, tần giao, đương qui, xuyên khung, bạch thược, hà thủ ô, đều 1,3 đồng cân. Các vị phòng phong, tục đoạn, cẩu kỷ tử, đại hồi, đại táo, độc hoạt, mộc qua, đỗ trọng, khương hoạt, trần bì, ngưu tất đều 1,2 đồng cân. Nhục quế 1,1 đồng cân. Nếu qui ra gam thì không phải như bài Minh Mạng thang mà một vài tác giả đã công bố. Lúc đó chúng tôi đã đem bài thuốc hỏi một số chuyên gia giỏi về Trung y của Trung Quốc thì họ nói rằng: “Bài thuốc này không có gì lạ nhưng liều lượng thì người Trung Quốc chưa ai cho liều lượng như thế này. Đây là bài thuốc  bồi bổ cơ thể của người già, nhưng phế vị nhiệt. Bài thuốc có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết, đề phòng cảm mạo, để ăn ngon miệng, điều hòa giấc ngủ”. Bài viết này chúng tôi phân tích dựa trên những chứng cứ thực còn thực hư nội dung bài Minh Mạng thang thế nào để các nhà sử học tìm trong kho Châu bản Triều Nguyễn công bố.

TTND. BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch T.Ư hội Đông y Việt Nam

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top