Sự suy giảm các loài thụ phấn có thể gây tổn thất nghiêm trọng hệ sinh thái toàn cầu

Khoảng 175.000 loài thực vật - một nửa số thực vật có hoa hoàn toàn dựa vào động vật thụ phấn để sinh sôi nảy nở. Sự suy giảm những loài thụ phấn gây ra tổn thất nghiêm trọng trong những hệ sinh thái tự nhiên, gây mất đa dạng sinh học.

TS James Rodger, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Toán Đại học Stellenbosch (SU), tác giả chính của bài báo cho biết, đây là nghiên cứu đầu tiên đưa ra ước tính toàn cầu về tầm quan trọng của các loài thụ phấn (ong, bướm, chim ruồi…) đối với thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên.

Nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của 21 nhà khoa học, liên kết với 23 tổ chức từ năm châu lục, do TS James Rodger và GS Allan Ellis từ Đại học Stellenbosch (SU) dẫn đầu. 

GS Tiffany Knight từ Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Helmholtz, đồng tác giả công trình cho biết, những đánh giá toàn cầu gần đây về quá trình thụ phấn cho thấy một lỗ hổng kiến ​​thức lớn trong nhận thức của chúng ta về sự sinh tồn của thực vật phụ thuộc vào động vật thụ phấn.

vongdoisinhsoi.jpg

Sự sinh sôi nảy nở của thực vật phụ thuộc rất lớn vào động vật thụ phấn.

Hầu hết sự sinh trưởng và phát triển của thực vật phụ thuộc vào động vật thụ phấn, nhưng thực vật cũng có một chút khả năng tự sinh. Có nghĩa là thực vật có thể tạo ra ít nhất một số hạt giống mà không cần thụ phấn bằng cách tự thụ tinh. 

Những thống kê cho thấy, nếu không có các tác nhân thụ phấn, 1/3 số loài thực vật có hoa không tạo ra hạt và một nửa bị giảm khả năng sinh sản từ 80% trở lên. Do đó, dù khả năng sinh sản tự động là phổ biến, nhưng không thể bù đắp hoàn toàn cho việc giảm khả năng thụ phấn ở các loài thực vật.

TS Rodger cảnh báo: "Các nghiên cứu gần đây cho thấy, sự khai thác tự nhiên quá mức của nhân loại khiến nhiều loài thụ phấn giảm về số lượng, thậm chí một số loài bị tuyệt chủng. Phát hiện của chúng tôi chứng minh được, đại đa số các loài thực vật hoang dã, sinh sản dựa vào các loài thụ phấn, do đó sự suy giảm các loài thụ phấn có thể gây ra sự phá hủy rất lớn trong hệ sinh thái tự nhiên".

GS Mark van Kleunen từ Đại học Konstanz, đồng tác giả nghiên cứu nhấn mạnh rằng, sự phá hủy hệ sinh thái không chỉ xảy ra trong trường hợp tất cả các loài thụ phấn đều biến mất.

Nếu có ít loài thụ phấn xung quanh, hoặc thậm chí chỉ là sự thay đổi đối với các loài thụ phấn có nhiều nhất như ong, sẽ có tác động dây truyền trực tiếp đến thực vật, những loài thực vật bị ảnh hưởng sẽ suy giảm, gây tổn thất dây truyền cho các loài động vật và quần thể con người phụ thuộc vào những loài thực vật đó.

Các loài thụ phấn không chỉ quan trọng đối với sản xuất cây trồng mà còn đối với đa dạng sinh học.

Ông cho biết thêm: “Điều đó cũng có nghĩa là những loài thực vật, không phụ thuộc vào các tác nhân thụ phấn, như nhiều loài cỏ dại độc hại, có thể lây lan rộng hơn và nhanh hơn, khi các tác nhân thụ phấn tiếp tục suy giảm.

TS Joanne Bennet, đồng tác giả thuộc Đại học Canberra cho biết: "Nếu các loài thực vật tự sinh chiếm ưu thế cảnh quan, nhiều loài thụ phấn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và gia tăng suy giảm, do các loài thực vật tự sinh thường có rất ít mật hoa và phấn hoa hoặc hoàn toàn không có. "

Theo TS Rodger, bối cảnh hiện nay không hoàn toàn là sự diệt vong và u ám. Nhiều loài thực vật có tuổi thọ cao sẽ giúp chúng ta có cơ hội phục hồi các loài thụ phấn. 

Theo SciensceDaily
back to top