Su hào phòng bệnh khi giao mùa

(khoahocdoisong.vn) - Su hào là loại củ dùng chủ yếu vào mùa đông làm rau ăn, luộc, xào, hầm xương, hoặc dùng củ non thái nhỏ làm nộm, phơi tái làm dưa. Cũng như cải bắp, ăn su hào rất tốt đối với căn bệnh viêm loét hành tá tràng.

Theo y học cổ truyền, su hào có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ tỳ ích vị, hóa đàm, nhuận tràng, lợi thủy, tiêu viêm. Chữa chứng bụng đầy, chậm tiêu, nhiều đàm, tiểu vàng ít. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng su hào luộc ăn nhiều ngày chữa bệnh viêm dạ dầy, tá tràng. Để chữa bệnh thiếu máu, người bệnh thường được khuyên ăn su hào. Lượng canxi phong phú trong su hào giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Su hào chứa nhiều mangan, sắt, canxi nên rất tốt cho xương. Su hào cũng rất giàu các hợp chất carotene, nhất là beta-carotene vốn là một hợp chất chống oxy hóa đặc biệt là ở mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình đục thủy tinh thể. Ngoài ra, su hào chứa nhiều kali, chất này đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch bằng cách làm giảm sự căng thẳng của mạch máu và động mạch. Điều này giúp làm tăng tuần hoàn, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó làm giảm các rủi ro về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Lượng kali phong phú trong su hào giúp hỗ trợ tích lũy carbohydrat - thành phần được sử dụng như là nhiên liệu cho cơ bắp. Những người ăn uống không điều độ, bị stress dẫn đến bệnh dạ dày, tá tràng nên lấy su hào hầm nhừ ăn hoặc giã vắt lấy nước uống tuần vài lần sẽ đỡ. Để chữa bệnh đau đầu, chóng mặt lấy su hào 100g, cà rốt 50g, hai vị thái như sợi miến, thịt ba chỉ 40g thêm hành, mùi, gia vị xào ăn tuần vài lần.

Su hào là loại củ giàu vitamin C, khi thời tiết giao mùa, cơ thể trẻ em có khả năng nhiễm một số bệnh như sốt, cảm cúm, ho, viêm họng… do đó, nên bổ sung lượng su hào  trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh. Trẻ thừa cân được khuyên ăn nhiều su hào bởi nó chứa nước và chất xơ, ít chất béo hòa tan, không cholesterol, là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc muốn giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch. Khi chế biến nên luộc, làm nộm tốt hơn ăn xào.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
Món ăn tốt cho gan

Món ăn tốt cho gan

(khoahocdoisong.vn) - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng gan suy giảm, một khi suy giảm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
back to top