Sử dụng thực phẩm chế biến công nghiệp an toàn

(khoahocdoisong.vn) - Người tiêu dùng phải tự biết cân đối lượng thực phẩm và các loại sản phẩm mỗi ngày, thay đổi luân phiên nhiều món; tùy độ tuổi, trọng lượng cơ thể, lượng thực phẩm dung nạp cũng khác nhau mà điều tiết.

Người tiêu dùng tạo thói quen đọc “thành phần sản phẩm”

Các thực phẩm chế biến công nghiệp, do những đặc điểm về vận chuyển, phân phối và thương mại nên cần phải có thời gian bảo quản khá dài. Vì vậy, nhà sản xuất đã phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó hiệu quả nhất và rẻ tiền nhất là dùng các phụ gia như các chất bảo quản, chất chống oxy hóa.

Người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn hàng của sản phẩm, nhất là bảng “thành phần sản phẩm” (ingredients)... Ảnh minh họa
Người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn hàng của sản phẩm, nhất là bảng “thành phần sản phẩm” (ingredients)... Ảnh minh họa

Ngoài ra để sản phẩm thu hút người tiêu dùng nhà sản xuất còn sử dụng thêm các chất làm tăng giá trị cảm quan lên như màu, mùi, vị, chất ổn định cấu trúc... Các chất phụ gia này đều đã được nghiên cứu và xác định hàm lượng tối đa cho phép sử dụng trong từng loại thực phẩm.

“Người tiêu dùng cần đọc kỹ nhãn hàng của sản phẩm, nhất là bảng “thành phần sản phẩm” (ingredients) để biết sản phẩm có dùng các chất phụ gia hay không, thông thường các phụ gia được kê khai dưới dạng các chất có kèm theo mã số E. Một khi nhà sản xuất đã kê khai nhãn hàng tức là chịu trách nhiệm về mặt an toàn thực phẩm cho sản phẩm của mình”, TS Phan Thế Đồng, Giảng viên bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Hoa Sen (TPHCM), hướng dẫn.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, trên thị trường đôi khi xuất hiện những sản phẩm với nhãn hàng không rõ ràng, không có xuất xứ, người tiêu dùng cần phải cẩn trọng với những loại sản phẩm này. Vì người sản xuất có thể dùng bất kỳ một loại phụ gia nào cho dù là được phép hay không được phép, miễn là sản phẩm bảo quản được lâu, màu sắc, mùi vị hấp dẫn mà không quan tâm đến tính an toàn của nó. 

Chất nào gây độc đều bị cấm trong thực phẩm

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), về cơ bản, phần lớn những chất nào có nguy cơ gây độc, không an toàn cho con người, nước nào cũng cấm hoặc cho phép dùng dưới ngưỡng giới hạn. Những chất Việt Nam cấm dùng trong thực phẩm thường dựa trên tư liệu, nghiên cứu của nước ngoài.

“Chúng ta có 3 nguyên tắc để cấm hay giới hạn hàm lượng một chất dùng trong thực phẩm. Thứ nhất, chất đó gây độc hại và cơ quan chuyên môn phải nghiên cứu tính độc hại của nó. Thứ hai, phải có khả năng, phương pháp phân tích được chất đó, phải có cơ sở để xác định một sản phẩm có hay không có chất độc hại trong đó và là chất gì. Thứ ba là thực phẩm phải được kiểm nghiệm kỹ lưỡng về tính độc hại trên chuột”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích.

Thực tế,  có những hóa chất nước này cấm dùng trong thực phẩm nhưng nước khác lại không cấm là vì trong luật quy định bắt buộc phải có đủ 3 điều kiện kể trên, mới được cấm hay cho dùng một chất gì trong thực phẩm.

TS Phan Thế Đồng chia sẻ thêm, mỗi loại thực phẩm chế biến có những đặc tính riêng nên các chất phụ gia sử dụng cũng khác nhau, rủi ro cũng khác nhau. Các phụ gia nếu đã được cho phép sử dụng đều có quy định về liều lượng. Liều lượng này đã được nghiên cứu và khảo sát khả năng dung nạp của con người khi sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau có chứa phụ gia này trong một ngày và đã được giảm xuống khi ra quy định để đảm bảo tính an toàn.

Liều quy định cũng đã khảo sát đến việc an toàn cho suốt cuộc đời. Chỉ những trường hợp sử dụng quá liều hoặc sử dụng không đúng sản phẩm cho phép mới có thể gây tác hại đến sức khỏe.

Ví dụ, thời gian gần đây, một số nước châu Âu liên tục phát ra cảnh báo và thông báo thu hồi các sản phẩm mì ăn liền của nhiều nước, trong đó có Việt Nam do nhiễm ethylene oxide. TS Phan Thế Đồng cho biết tại châu Âu, quy định về dư lượng của ethylene oxide trong trà, hạt ca cao và gia vị là 0,1mg/kg; đối với các loại hạt là 0,05mg/kg sản phẩm. Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, hiện tại chưa số liệu nào chứng tỏ chất ethylene oxide có khả năng thải ra cơ thể nên có nước cấm tuyệt đối chất này trong thực phẩm, thậm chí cấm dùng để sát khuẩn gia vị, thực phẩm...

Theo quy định, các sản phẩm thực phẩm chế biến công nghiệp phải có thông tin nhãn mác và nhà sản xuất phải đăng ký với cơ quan chức năng thành phần sản phẩm gồm những chất gì, hàm lượng bao nhiêu... Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm sẽ đánh giá chỉ tiêu đăng ký có an toàn, hợp lý không mới chấp nhận và nhà sản xuất phải thực hiện đúng theo nội dung đăng ký. Nếu nhà sản xuất làm đúng, người tiêu dùng yên tâm sử dụng.

Thời gian gần đây, các nước châu Âu liên tục phát ra cảnh báo và thông tin thu hồi các sản phẩm mỳ ăn liền của nhiều nước, trong đó có sản phẩm mỳ Hảo Hảo của Acecook Việt Nam, do nhiễm ethylene oxide. (Ảnh minh họa)
Thời gian gần đây, các nước châu Âu liên tục phát ra cảnh báo và thông tin thu hồi các sản phẩm mỳ ăn liền của nhiều nước, trong đó có sản phẩm mỳ Hảo Hảo của Acecook Việt Nam, do nhiễm ethylene oxide. (Ảnh minh họa)

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh còn lưu ý: “Người tiêu dùng cần biết là ngoài chỉ tiêu hàm lượng tối đa hóa chất, phụ gia dùng trong thực phẩm còn một chỉ tiêu rất quan trọng là hàm lượng được phép dùng/ngày. Nếu sử dụng một sản phẩm thực phẩm chế biến công nghiệp quá nhiều trong một ngày hay trong một thời gian dài, nguy cơ hóa chất độc hại vào cơ thể vượt quá hàm lượng”.

Theo các chuyên gia, sở dĩ nhà sản xuất thực phẩm không thể khuyến cáo lượng dùng sản phẩm tối đa/ngày vì một người có thể trong ngày ăn nhiều sản phẩm và trong mỗi sản phẩm đều có hóa chất, phụ gia như vậy hàm lượng hóa chất đưa vào cơ thể có thể vượt ngưỡng an toàn.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top