Sự cần thiết tầm soát, chẩn đoán trước sinh

Mỗi năm, ước tính, nước ta có hơn 1 triệu em bé được sinh ra. Tuy nhiên, trong số đó lại có khoảng 22-23 nghìn trẻ mắc các dị tật bẩm sinh khác nhau.

<p>Nguy&ecirc;n nh&acirc;n ch&iacute;nh dẫn tới hậu quả n&agrave;y l&agrave; do việc tầm so&aacute;t, chẩn đo&aacute;n sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh c&ograve;n thấp. Việc s&agrave;ng lọc trước sinh như: kh&aacute;m định kỳ, si&ecirc;u &acirc;m, x&eacute;t nghiệm trong thời kỳ mang thai) gi&uacute;p c&aacute;c cặp vợ chồng biết ch&iacute;nh x&aacute;c 80 &ndash; 90% thai nhi của m&igrave;nh khỏe mạnh hay c&oacute; những dị tật bất thường.</p> <h2><strong>Tỷ lệ s&agrave;ng lọc trước sinh v&agrave; sơ sinh c&ograve;n thấp</strong></h2> <p>T&iacute;nh đến th&aacute;ng 9 năm 2017, trung b&igrave;nh tr&ecirc;n cả nước, tỷ lệ b&agrave; mẹ mang thai được s&agrave;ng lọc mới đạt 20% v&agrave; tỷ lệ trẻ em sơ sinh được s&agrave;ng lọc đạt 40%, c&oacute; địa phương, tỷ lệ n&agrave;y chỉ 10-20%. Theo Tổng cục D&acirc;n số - Kế hoạch h&oacute;a gia đ&igrave;nh, nguy&ecirc;n nh&acirc;n khiến tỷ lệ s&agrave;ng lọc trước sinh v&agrave; sơ sinh c&ograve;n thấp l&agrave; do nhận thức của người d&acirc;n về vấn đề n&agrave;y c&ograve;n hạn chế, nhất l&agrave; ở những nơi điều kiện sống c&ograve;n kh&oacute; khăn.</p> <p>B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, kỹ năng tuy&ecirc;n truyền, tư vấn của c&aacute;n bộ d&acirc;n số, cộng t&aacute;c vi&ecirc;n d&acirc;n số c&ograve;n hạn chế n&ecirc;n người d&acirc;n chưa được biết đến chương tr&igrave;nh n&agrave;y. Tr&igrave;nh độ của b&aacute;c sĩ, đặc biệt ở tuyến dưới chưa thực hiện được c&ocirc;ng t&aacute;c s&agrave;ng lọc.</p> <p>Việc triển khai lấy mẫu m&aacute;u g&oacute;t ch&acirc;n trẻ sau khi sinh tại c&aacute;c cơ sở y tế để ph&aacute;t hiện dị tật thường kh&ocirc;ng nhận được sự ủng hộ của c&aacute;c b&agrave; mẹ v&igrave; cho rằng trẻ mới sinh c&ograve;n non yếu, nếu bị lấy m&aacute;u sẽ rất đau.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, những đứa trẻ sinh ra kh&ocirc;ng may bị dị tật hoặc thiểu năng tr&iacute; tuệ kh&ocirc;ng chỉ l&agrave; sự thiệt th&ograve;i, nỗi đau cho trẻ m&agrave; c&ograve;n l&agrave; g&aacute;nh nặng cho gia đ&igrave;nh v&agrave; to&agrave;n x&atilde; hội.</p> <p><img alt="Sự cần thiết tầm soát, chẩn đoán trước sinh" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/30/sang_lc_trc_sinh_kham_thai_nh_k_sieu_am_lam_cac_xet_nghim_giup_phat_hin_sm_d_tt_thai_nhi.jpg" title="Sự cần thiết tầm soát, chẩn đoán trước sinh" /><em>S&agrave;ng lọc trước sinh (kh&aacute;m thai định kỳ, si&ecirc;u &acirc;m, l&agrave;m c&aacute;c x&eacute;t nghiệm) gi&uacute;p ph&aacute;t hiện sớm dị tật thai nhi ch&iacute;nh x&aacute;c tới 90%.</em></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Hiện nay, b&ecirc;n cạnh việc triển khai m&ocirc; h&igrave;nh tư vấn v&agrave; kiểm tra sức khỏe tiền h&ocirc;n nh&acirc;n, Tổng cục D&acirc;n số - Kế hoạch h&oacute;a gia đ&igrave;nh đang triển khai Đề &aacute;n s&agrave;ng lọc trước sinh v&agrave; sơ sinh để gi&uacute;p c&aacute;c b&agrave; mẹ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất, tr&iacute; tuệ.</p> <p>Đến nay, Đề &aacute;n đ&atilde; được triển khai ở 63 tỉnh, th&agrave;nh tr&ecirc;n cả nước, tuy nhi&ecirc;n, v&igrave; ng&acirc;n s&aacute;ch c&ograve;n &iacute;t n&ecirc;n mới chỉ chọn mỗi tỉnh một số huyện v&agrave; thực hiện một số x&atilde; ở những huyện được chọn. C&aacute;c bệnh s&agrave;ng lọc ở trẻ sơ sinh được hỗ trợ từ ng&acirc;n s&aacute;ch Nh&agrave; nước mới chỉ c&oacute; 2 mặt bệnh hiện c&oacute; tần suất mắc cao trong cộng đồng, c&oacute; khả năng điều trị được, đ&oacute; l&agrave; thiếu men G6PD v&agrave; suy gi&aacute;p trạng bẩm sinh.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, một số quốc gia tr&ecirc;n thế giới đ&atilde; triển khai s&agrave;ng lọc từ 30 - 50 bệnh. Hiện nay, một số bệnh viện lớn s&agrave;ng lọc th&ecirc;m c&aacute;c bệnh kh&aacute;c như bệnh tim, khiếm th&iacute;nh, rối loạn chuyển h&oacute;a, tan m&aacute;u bẩm sinh... nhưng người d&acirc;n phải tự nguyện chi trả.</p> <p>Theo c&aacute;c b&aacute;c sĩ chuy&ecirc;n khoa, việc s&agrave;ng lọc trước sinh - c&aacute;c b&agrave; mẹ kh&aacute;m định kỳ, si&ecirc;u &acirc;m, x&eacute;t nghiệm trong thời kỳ mang thai sẽ gi&uacute;p c&aacute;c cặp vợ chồng biết ch&iacute;nh x&aacute;c 80-90% thai nhi của m&igrave;nh khỏe mạnh hay c&oacute; vấn đề g&igrave; bất thường.</p> <p>Hiện nay, việc s&agrave;ng lọc trước sinh gi&uacute;p nhận biết được rất sớm sự khuyết tật về mặt h&igrave;nh thể của thai nhi như n&atilde;o &uacute;ng thủy, tho&aacute;t vị cơ ho&agrave;nh, tho&aacute;t vị rốn, dị dạng ở tay, ch&acirc;n, thai v&ocirc; sọ, khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật về tim...</p> <p>Người mẹ sẽ được tư vấn v&agrave; c&oacute; thể lựa chọn đ&igrave;nh chỉ thai ngh&eacute;n những trường hợp v&igrave; những l&yacute; do kh&ocirc;ng thể nu&ocirc;i được, v&iacute; dụ thai v&ocirc; sọ, đứa trẻ sẽ kh&ocirc;ng thể sống nổi sau sinh; hoặc c&oacute; thể tư vấn để điều trị một số bệnh tật cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.</p> <h2><strong>Mở rộng c&aacute;c bệnh được s&agrave;ng lọc v&agrave;o danh mục bảo hiểm y tế</strong></h2> <p>BS. Vũ Ch&iacute; Dũng, Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m S&agrave;ng lọc sơ sinh v&agrave; Quản l&yacute; bệnh hiếm (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ: Một giọt m&aacute;u thấm kh&ocirc; c&oacute; thể s&agrave;ng lọc sơ sinh tr&ecirc;n 50 bệnh rối loạn chuyển h&oacute;a bẩm sinh c&ugrave;ng một l&uacute;c. Đ&acirc;y l&agrave; c&aacute;ch hiệu quả nhất để ph&aacute;t hiện bệnh ở trẻ khi chưa c&oacute; biểu hiện bệnh.</p> <p>&Ocirc;ng Nguyễn Do&atilde;n T&uacute;, Tổng cục trưởng Tổng cục D&acirc;n số - Kế hoạch h&oacute;a gia đ&igrave;nh (Bộ Y tế) cho biết, trong thời gian tới, chương tr&igrave;nh s&agrave;ng lọc trước sinh v&agrave; s&agrave;ng lọc sơ sinh sẽ tiến tới mở rộng phạm vi c&aacute;c loại bệnh được đưa v&agrave;o danh mục thanh to&aacute;n của bảo hiểm y tế để tăng cơ hội tiếp cận cho người d&acirc;n.</p> <p>Đồng thời, người d&acirc;n cần nhận thức rằng, việc thực hiện tầm so&aacute;t, chẩn đo&aacute;n sớm bệnh tật trước sinh - sơ sinh kh&ocirc;ng chỉ l&agrave; chuyện c&aacute; nh&acirc;n của mỗi gia đ&igrave;nh m&agrave; ch&iacute;nh l&agrave; bước đi l&acirc;u d&agrave;i của ng&agrave;nh d&acirc;n số n&oacute;i ri&ecirc;ng v&agrave; cả x&atilde; hội n&oacute;i chung v&igrave; mục ti&ecirc;u cải thiện, n&acirc;ng cao chất lượng d&acirc;n số Việt Nam.</p> <p>Trong Dự thảo chiến lược d&acirc;n số Việt Nam đến năm 2030, Tổng cục D&acirc;n số - Kế hoạch h&oacute;a gia đ&igrave;nh đang đề xuất một số giải ph&aacute;p ho&agrave;n thiện quy hoạch, n&acirc;ng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tầm so&aacute;t, chẩn đo&aacute;n, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh v&agrave; sơ sinh.</p> <p>Trong đ&oacute;, tập trung đầu tư ph&aacute;t triển v&agrave; n&acirc;ng cao năng lực c&aacute;c trung t&acirc;m s&agrave;ng lọc khu vực để thực hiện nhiệm vụ tuyến cuối về kỹ thuật v&agrave; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.</p> <p>Đầu tư ph&aacute;t triển c&aacute;c đơn nguy&ecirc;n tầm so&aacute;t bệnh, tật trước sinh, sơ sinh ở một số khoa sản bệnh viện đa khoa, sản nhi, mở rộng phạm vi bao phủ c&aacute;c dịch vụ n&agrave;y tr&ecirc;n địa b&agrave;n cả nước.</p> <p>C&aacute;c chuy&ecirc;n gia trong lĩnh vực y tế, d&acirc;n số cho rằng: Để người d&acirc;n hiểu r&otilde; về vai tr&ograve; v&agrave; hiệu quả t&iacute;ch cực của việc s&agrave;ng lọc, chẩn đo&aacute;n trước sinh v&agrave; sơ sinh, c&aacute;c cơ sở y tế cần phải đẩy mạnh c&ocirc;ng t&aacute;c tuy&ecirc;n truyền, đồng thời, n&acirc;ng cao năng lực cho c&aacute;n bộ y tế, d&acirc;n số đủ đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu về tư vấn v&agrave; kỹ thuật, tiến tới mọi người d&acirc;n được tầm so&aacute;t, chẩn đo&aacute;n, điều trị trước sinh v&agrave; sơ sinh.</p> <div> <div> <div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div> </div> </div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top