Sống chết có số

Tất cả các xét nghiệm chỉ là con số để bác sĩ chẩn đoán bệnh, không phải cứ nghi ngờ thì nghĩ đến ung thư và sống chết có số.

Anh Trương Trần Anh (Cao Bằng) công tác ở Hà Nội một thời gian. Vừa rồi cơ quan anh tổ chức khám tổng thể cho cán bộ công nhân viên. Phiếu xét nghiệm máu của anh ghi chỉ số Ferritin cao, 897ng/mL trong khi tiêu chuẩn cao nhất mới chỉ là 400ng/mL. Bác sĩ cảnh báo anh nên tầm soát ung thư.

Nghĩ mình ăn uống lung tung, uống rượu bia, hút thuốc nhiều nên mới bệnh, tự nhiên anh bải hoải, chán chường. Bạn bè rủ anh đi nhậu, lúc đầu anh định không đi nhưng rồi anh quyết định đi tiếp dù vẫn đang viêm họng, viêm xoang từ hôm khám. Anh nói, sống chết có số, đầy bệnh đơn giản còn chả chữa được huống hồ ung thư.

PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên CN khoa Hóa sinh, ĐH Y Hà Nội cho biết, Ferritin là một protein chứa sắt, là dạng sắt chủ yếu được lưu trữ bên trong các tế bào. Lượng nhỏ ferritin được lưu hành trong máu phản ánh số lượng sắt tổng số được lưu trữ trong cơ thể. Ferritin thấp ở những người có tình trạng thiếu sắt và tăng cao ở những người có bệnh nhiễm sắc tố sắt mô và các rối loạn khác dư thừa dự trữ sắt, những người đã có truyền nhiều máu.
Ferritin là một chất phản ứng giai đoạn cấp tính, do đó có thể được tăng lên ở người bị viêm, bệnh gan, nhiễm trùng mãn tính, rối loạn tự miễn dịch và một số loại ung thư. Với người bệnh đang viêm mũi, họng, viêm xoang, phải điều trị thì chỉ số này chưa phản ánh đúng các nghi ngờ ung thư.

Muốn có xét nghiệm chuẩn, người bệnh nên điều trị xong viêm nhiễm và xét nghiệm lại. Tất cả các xét nghiệm chỉ là con số để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Người bệnh cần tránh suy nghĩ tiêu cực; nên ăn uống, sinh hoạt không điều độ để không đẩy cơ thể gánh thêm bệnh.

PT ghi

Theo Đời sống
back to top