Sơn Long Quyền Thuật "ngược dòng" về cội

(khoahocdoisong.vn) - Võ sư Olivier Barbey, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Võ thuật Thế giới cùng vợ và hai con trai đưa võ cổ truyền Việt vượt trùng dương trở về nơi chôn rau cắt rốn.

Chấp nhận khốn khó vì đạo thầy trò

Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm thấy con ngõ nhỏ vào nhà vợ chồng Olivier Barbey trên đường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội. Thực sự, nếu không có người phiên dịch ra đón chúng tôi chắc chắn không thể tìm được đường vào nhà. Căn nhà nhỏ được vợ chồng Olivier thuê ở, cách bài trí giống như các ngôi nhà Việt: nơi chính giữa trang trọng nhất là nơi đặt bàn thờ người thầy mà vợ chồng Olivier coi như cha – võ sư Nguyễn Đức Mộc.

Thắp nén hương cho sư phụ, vợ chồng Olivier và hai con trai kính cẩn nghiêng mình, hành xử hết mực lễ tiết, nhã nhặn và tình cảm như một người con đất Việt. Võ sư Olivier cho biết, thầy Nguyễn Đức Mộc vì không chịu được sự áp đặt dữ dội việc tập võ từ chính quyền thực dân đã lặn lội vào núi Tam Bộ Sơn để tiếp tục luyện võ. Tại đây, ông có kỳ duyên gặp được một vị cao thủ Thiếu Lâm ẩn dật và nhận được sự chân truyền của vị này.

Trải qua 20 năm ngày đêm luyện tập, ông Mộc thành tài và quyết định xuất dương sang Pháp. Ông sáng lập ra môn phái Sơn Long Quyền Thuật.

Lúc đầu, ông không hề có ý định sẽ mở võ đường, truyền bá rộng rãi. Ý định ban đầu chỉ là dạy một số học trò tin cậy, nhằm hoạt động cho nhiệm vụ bảo vệ các yếu nhân Việt Nam sang Pháp đàm phán. Chính vì thế, thời ấy người ta thấy các võ sĩ “tây” mặc võ phục Việt Nam, đứng trang nghiêm bảo vệ các địa điểm quan trọng có các yếu nhân sang đàm phán...

Được biết, năm 1954, trong suốt thời gian tiến hành đàm phán Hiệp định Geneve, phái đoàn Việt Nam đã được bảo vệ bởi nhóm môn sinh do võ sư Nguyễn Đức Mộc đứng đầu. Ông đã cùng với 30 võ sinh Pháp, tham gia tập luyện võ cổ truyền Việt Nam, canh gác cẩn mật, an toàn cho các phái đoàn Việt sang Pháp. “Thầy sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi”, Olivier nói.

Võ sư Sarah Barbey- vợ của Olivier nghẹn ngào không cất lên lời khi nói về thầy: Gia đình chúng tôi sống cùng thầy trong một ngôi nhà bên Pháp hơn 20 năm. Thầy là một người cha đáng kính không chỉ với vợ chồng tôi mà cả các anh em võ sư khác. Thầy luôn nghiêm khắc, đúng mực nhưng rất quan tâm, chăm lo tới mọi người. Thầy luôn  dậy sớm nhất, ngủ muộn nhất, quan sát và chú ý đến tất cả mọi người xung quanh. Thầy luôn dành những thứ tốt nhất cho học trò, cho người xung quanh. Thầy không chỉ bảo vệ, mang tiền cưu mang giúp đỡ người yếu, trẻ em lang thang... mà còn giúp đỡ họ, cho họ nơi ăn ở, đi học, dạy, giúp trẻ thành người có ích và đi giúp người khác...

Có hàng nghìn, hàng vạn câu chuyện về sự giúp đỡ của thầy mà học trò mãi sau này mới có thể biết được. Chẳng hạn, trong 1 tuần tập và dã ngoại biểu diễn của môn phái ở ngoại ô Paris, thu hút được rất nhiều tiền tài trợ. Trong lúc anh em đang đếm, thầy vào bảo đưa cho thầy toàn bộ và mang đi mà không nói gì.

Vì không có tiền trả sân bãi 1 tháng sau anh em mới trở lại thanh toán và gặp được một người không quen biết cứ đi tìm một người biết võ người Trung Quốc không quen mà đã cho họ 90.000 Frăng để trả nợ, nhờ đó mà gia đình họ không bị tống ra khỏi nhà. Khi cho họ xem ảnh thầy, họ cứ ôm lấy coi thầy như thánh nhân. “Thầy là vậy. Luôn giúp đỡ mọi người mà không bao giờ giải thích và không bao giờ nói cho họ biết mình là ai”, vợ chồng võ sư Olivier chia sẻ.

Xa quê hương từ sớm nhưng ước nguyện của thầy là được trở về quê cha đất tổ khi về cõi vĩnh hằng. Thầy mất năm 2009, võ sư Olivier cùng các đệ tử của thầy đã rất vất vả hơn 1 năm trời mới làm xong thủ tục đưa linh cữu của thầy về quê hương tại Bắc Ninh. Xây mộ cho thầy xong, hằng năm đều về viếng mộ nhưng vợ chồng Olivier và các đệ tử vẫn canh cánh trong lòng không yên tâm.

Cuối cùng vợ chồng Oliver và hai con đã từ bỏ tất cả về Việt Nam sống nhờ vào tiền trợ giúp của các môn sinh. Võ sư Olivier chia sẻ: “Nhờ tinh thần võ mà chúng tôi vượt qua. Chẳng có gì hơn sức khoẻ và gia đình hạnh phúc là có tất cả”.

Thắp nén hương cho sư phụ, vợ chồng Olivier và hai con trai kính cẩn nghiêng mình, hành xử hết mực lễ tiết, nhã nhặn và tình cảm như một người con đất Việt.

Thắp nén hương cho sư phụ, vợ chồng Olivier và hai con trai kính cẩn nghiêng mình, hành xử hết mực lễ tiết, nhã nhặn và tình cảm như một người con đất Việt.

Nhận di ngôn của sư phụ, võ sư Olivier cùng các sư huynh đệ không chỉ hết lòng đem môn võ này ra thế giới mà còn trở về với cội nguồn. Nhờ sự giúp đỡ của Võ sư Hoàng Vĩnh Giang, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Hà Nội mà Sơn Long Quyền Thuật trở thành một thành viên của liên đoàn như các môn phái khác.

Vượt mọi trùng dương trở về nguồn cội

Có lẽ Sơn Long Quyền Thuật là môn phái đầu tiên phát triển ngược ở Việt Nam. Thông thường các môn phái khác khi đã nổi tiếng trong nước sẽ phát triển ra nước ngoài, nhưng Sơn Long Quyền Thuật lại từ nổi tiếng ở nước ngoài rồi trở về cội nguồn.

Olivier chia sẻ, có lẽ Sơn Long Quyền Thuật đã mãi mãi là môn võ bí truyền, nếu không có ngày bị thách thức bởi... võ vật Việt Nam. Cách đây nhiều năm, một đô vật nổi tiếng sang Pháp, biểu diễn và vỗ ngực xưng rằng, vật là môn võ Việt Nam duy nhất xứng đáng truyền bá trên khắp thế giới. Lời nói ngạo mạn đó đã đánh thức sự tự tôn của con nhà võ trong Nguyễn Đức Mộc, thôi thúc ông mở võ đường, truyền bá võ học Việt Nam do mình sáng tạo. Đến nay, Sơn Long Quyền Thuật đã có hơn 25.000 đệ tử đến từ khắp nơi trên thế giới (phần đông là người Việt sống và làm việc ở nước ngoài, người "tây" có khoảng 2.000). Số lượng võ đường cũng rất nhiều, với 22 tại Pháp, 15 tại Thụy Sỹ, 20 tại Burkina Faso cũng như xuất hiện ở Algerie, Áo (Vienne). Trường Đại học Lausanne của Thụy Sỹ còn chính thức đưa môn võ này vào giảng dạy.

“Tôi có hai đứa con. Đứa đầu tên tiếng Việt là Đức, đã tập luyện Sơn Long Quyền Thuật nhiều năm và cũng khá giỏi. Đứa thứ hai tên Tín cũng rất đam mê với Võ cổ truyền Việt Nam. Tên của chúng được đặt theo những phẩm chất tốt đẹp của những con người mộ võ. Tôi sẽ luôn ủng hộ chúng theo đuổi môn võ đáng quý này tại Việt Nam”, ông Olivier tự hào cho biết.

Tìm hiểu sâu về Sơn Long Quyền Thuật, võ sư Olivier chia sẻ rằng, môn võ này rất toàn diện, mạnh cả về công phu lẫn nội công. Tuy nhiên, các võ sinh Sơn Long Quyền Thuật đều được dạy học võ để giúp đời, làm những việc có ích hơn là thi thố, chứng tỏ khả năng. Đây cũng là một phần khiến cho Sơn Long Quyền Thuật dù rất nhiều môn sinh, nhưng lại không nổi tiếng theo cách “khoa trương thanh thế”. Hiện tại, ở Việt Nam, võ sư Olivier và vợ cũng dạy võ miễn phí cho mọi người ở nhà và CLB.

Tôi có hai đứa con. Đứa đầu tên tiếng Việt là Đức, đã tập luyện Sơn Long Quyền Thuật nhiều năm và cũng khá giỏi. Đứa thứ hai tên Tín cũng rất đam mê với Võ cổ truyền Việt Nam.
Tôi có hai đứa con. Đứa đầu tên tiếng Việt là Đức, đã tập luyện Sơn Long Quyền Thuật nhiều năm và cũng khá giỏi. Đứa thứ hai tên Tín cũng rất đam mê với Võ cổ truyền Việt Nam.

Olivier là người làm công tác giáo dục trẻ em đường phố, anh rất thành công trong việc biến những đứa bé cứng đầu trở thành những học trò ngoan ngoãn. Phong trào võ Việt do anh xây dựng đang phát triển rất tốt. Hiện tại Olivier lãnh trọng trách điều hành môn phái theo di ngôn của thầy Mộc. “Giá trị to lớn nhất trong võ thể hiện con nhà võ, tinh thần võ không chỉ là sự phát triển hoàn thiện về cơ bắp, thể lực mà là sức khỏe tinh thần vững chắc” – Olivier chia sẻ

Không kinh tế, phát triển tôn vinh đạo đức trong võ

Từ xưa thầy Nguyễn Đức Mộc đã không dùng võ làm thương mại, kinh tế, không thu tiền dạy của học viên. Thay vào đó, Sơn Long Quyền Thuật tổ chức các hoạt động rất sôi nổi, không chỉ tạo sự hào hứng cho võ sinh mà còn gây được quỹ để duy trì hoạt động. “Chúng tôi thường xuyên tham gia các hội chợ, các lễ hội ở nhiều địa phương, biểu diễn các màn võ thuật đường phố để giới thiệu về Võ Việt Nam. Từ đó, cũng thu hút được khá nhiều người theo học. Với mục đích lan tỏa võ, chúng tôi không thu phí đối với các bạn võ sinh. Thay vào đó, chúng tôi thường xuyên tổ chức những sự kiện. Ai tham gia sẽ đóng góp một khoản tiền để được dự bữa tiệc bao gồm việc ăn uống và thưởng thức những màn võ thuật, múa lân... Tiền thu được lại được dùng cho việc dạy – học võ”, Olivier nói.

Thầy Mộc rất quan tâm đến đạo đức của người học võ. Con nhà võ phải thể hiện được tinh thần và thần thái của võ thuật chứ không phải là thể hiện uy phong hay tiền bạc từ võ. Võ là nghệ thuật sống, là sự cống hiến từ trong suy nghĩ và hành động.

Quan điểm của thầy Mộc là dạy võ cho trẻ từ nhỏ để trẻ hoàn thiện bản thân từ trong suy nghĩ phát triển vững chãi, là người có ích cho xã hội và luôn giúp đỡ người khác. Người giỏi võ trong chiến đấu ra ngoài xã hội sẽ chẳng bao giờ đánh nhau, qua tập luyện đối kháng cũng giúp đỡ nhau nâng cao trong võ thuật. Vì vậy, Sơn Long Quyền Thuật luôn để tâm giúp đỡ những người đang sống không có mục đích, không có công ăn việc làm, hoảng loạn trong suy nghĩ, sống buông thả, thiếu sự nhìn nhận đúng về cuộc sống... giúp họ trở về với cuộc sống một cách hoàn thiện.

Xã hội Việt Nam đang phát triển, kinh tế thị trường mở ra với nhiều hệ lụy mất mát về đạo đức giống như phương Tây trước đây. Nhiều phụ huynh đã mang con đến học võ để nhờ từ võ cho con cách sống tốt hơn, giúp con tìm lại sự cân bằng trong suy nghĩ, thích nghi và biết được nguồn gốc đến từ đâu, chọn đường đi và cố gắng làm được điều gì đó thích nghi với cuộc sống.

Thầy Mộc và các sư đệ đều mong muốn dùng võ thuật để khống chế sự mất đi của giá trị tinh thần, đạo đức, tôn vinh lại giá trị đạo đức trong võ thuật như thời xưa. Vì vậy, với thầy trong chiến đấu thắng hay thua không quan trọng mà là có đủ dũng cảm, tự tin chiến đấu hay không. Thầy dùng thời gian để thử thách học trò trước khi giao niềm tin hoàn toàn. Thầy sẵn sàng nâng đai cho những người có đạo đức chứ không đưa bằng cấp cho những người giỏi về võ công mà không có đức.     

“Khác hẳn với tất cả các loại hình dạy dỗ, ảnh hưởng lớn nhất của võ sĩ chính là nhân cách của người thầy (thầy sao trò vậy). Câu này hoàn toàn chuẩn mực trong làng Võ. Thầy Hung Hăng trò sẽ Hung Bạo. Thầy Nhân Nghĩa trò sẽ nặng Ân Tình… Vì vậy, có duyên gặp được một Sư Phụ tinh anh chắc chắn là do Trời định”.

Đại võ Sư Lê Ngọc Quang (Tổng Thư ký Liên đoàn Võ Hà Nội)

Theo Đời sống
back to top