Sốc sốt xuất huyết dễ nhầm với COVID-19

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận hơn 1.300 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó, nhiều ca bệnh nặng phải nhập viện điều trị (chủ yếu ghi nhận ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi), có 2 trường hợp tử vong.

Đáng chú ý có những trường hợp như cháu trai 8 tuổi đi học về bị sốt cao. Do nghĩ con bị mắc COVID-19 từ bạn học ở trường nên gia đình làm xét nghiệm nhanh cho bé nhưng kết quả âm tính. Sau đó, gia đình tự mua thuốc về điều trị tại nhà nhưng bệnh tình của bé không giảm.

3 ngày sau, bé sốt nặng hơn, gia đình vẫn nghi ngờ do COVID-19 nên tiếp tục làm xét nghiệm nhanh cho con. Tuy nhiên, kết quả vẫn âm tính. Lúc này, gia đình anh Đ. mới đưa bé đi bệnh viện khám và được bác sĩ thông báo bé bị sốc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ Phạm Thị Kiều Trang - trưởng khoa hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - cho biết gần nửa tháng trở lại đây, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 4-5 bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do nhiều người bị nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và COVID-19.

Cả 2 bệnh này khi mới mắc ở giai đoạn đầu triệu chứng sẽ tương đối giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như sốt, đau đầu, đau mỏi người… Vì vậy, người bình thường sẽ khó phân biệt được.

Theo bác sĩ Trang, triệu chứng phổ biến của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban. Trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nếu diễn tiến nặng sẽ có triệu chứng ngủ li bì, hạ đường huyết… dẫn đến sốc, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.

Do đó, khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán, điều trị; tuyệt đối không tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top