Sốc phản vệ nguy kịch do tự uống kháng sinh trị đau họng

Bị đau họng, ông T. đã tự ý lấy thuốc kháng sinh trong toa thuốc của vợ để uống và phải đi cấp cứu vì sốc phản vệ.

Ông V.T. (49 tuổi trú tại Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam), có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh Amoxicillin. Tuy nhiên, khi đau họng, thay vì đi khám thì ông này đã tự ý lấy thuốc kháng sinh trong toa thuốc của vợ để uống.

Sau uống, ông thấy người mệt lả, nổi ban đỏ, phù mặt, nhức mỏi tay chân nên được người nhà đưa vào cấp cứu Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch: Đau đầu chóng mặt, mệt ngực, đau quặn bụng, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị phản vệ độ III.

soc-phan-ve-nguy-kich.jpeg
Sốc phản vệ nguy kịch do tự uống kháng sinh.

Xác định đây là trường hợp người bệnh rất nặng, ngay lập tức các bác sĩ tiến hành cấp cứu và điều trị tích cực.

Qua 5 ngày điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhân đã tạm ổn. Huyết áp và các dấu hiệu sinh tồn ổn định, hiện bệnh nhân đã có thể tự sinh hoạt, đi lại bình thường.

Được biết, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã tiếp nhận nhiều trường hợp phản vệ do tự uống thuốc tại nhà. Các biến chứng của tự ý uống thuốc tại nhà rất nguy hiểm, đặc biệt là với những bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Không chỉ thuốc tiêm mà cả thuốc uống cũng có thể gây phản vệ và có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử trí kịp thời.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên tự ý mua và sử dùng thuốc tại nhà. Khi cần sử dụng thuốc nói chung hoặc kháng sinh nói riêng, người dân cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và cấp phát thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tai biến không mong muốn xảy ra.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top