Sốc do tự tiêm thuốc bổ chữa sốt

(khoahocdoisong.vn) - Tuyệt đối không nên tự ý tiêm thuốc dù là thuốc bổ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, khi tiêm vào tĩnh mạch phải đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện bởi khi tiêm vào tĩnh mạch dễ gây phản ứng dẫn tới tử vong.

Bà Nguyễn Thị M. 53 tuổi (Hà Nội) bị cảm sốt mấy ngày do thay đổi thời tiết. Sau khi dứt cơn ốm, cảm thấy người vẫn còn yếu mệt, sẵn có hộp thuốc tiêm vitamin C bà đã lấy tiêm để bồi bổ sức khỏe. Vốn có chút hiểu biết về nghề y lại không muốn đến cơ sở y tế nhờ tiêm nên bà đã tự tiêm tĩnh mạch cho mình.

Sau khi tiêm 30 phút bà M. thấy lạnh toát hết cả người và lên cơn co giật. Rất may con bà biết mẹ bị sốc thuốc nên cho uống 1 cốc đường nóng, xoa dầu và lập tức đưa đi cấp cứu. Do được sơ cứu và cấp cứu kịp thời nên bà không bị nguy hiểm tới tính mạng.

Lời bàn: Tuyệt đối không nên tự ý tiêm thuốc dù là thuốc bổ nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, khi tiêm vào tĩnh mạch phải đến các cơ sở y tế có đủ điều kiện bởi khi tiêm vào tĩnh mạch phải thử xem cơ thể có phản ứng với thuốc hay không. Trường hợp bị sốc do phản ứng thuốc rất dễ dẫn đến tử vong nếu không biết cách sơ cứu và cấp cứu kịp thời.

BS Tuấn Anh (Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top