Sở Y tế TPHCM thừa nhận có tình trạng F0 không liên lạc được trạm y tế

BSCKII Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thừa nhận nhiều F0 không liên lạc được với trạm y tế, không được phát thuốc, nhất là gói C có Molnupiravir kháng virus.

BSCKII Nguyễn Hữu Hưng thừa nhận tại một số địa phương, cán bộ y tế lơ là trong chăm sóc, theo dõi F0 trên địa bàn. Sở Y tế TPHCM đã có văn bản nhắc nhở và thành lập 10 đoàn kiểm tra, xử lý những nơi chưa làm tròn trách nhiệm. 

img_4715.jpg

Túi thuốc phát cho F0 đang điều trị tại nhà sẽ bao gồm 3 gói A, B, C và sử dụng tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, gói thuốc A gồm các thuốc thông dụng như thuốc hạ sốt và vitamin. Gói thuốc này dùng trong 7 ngày.

Gói thuốc B bao gồm các loại thuốc kháng viêm có chứa corticoid và thuốc chống đông, đủ dùng trong 3 ngày. Đây là những loại thuốc đặc trị, phải có ý kiến chỉ định của bác sĩ.

Đối với thuốc ở gói B, người bệnh chỉ sử dụng khi có triệu chứng sớm của suy hô hấp như cảm thấy khó thở, thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 95%.

Cuối cùng là gói thuốc C có thuốc Molnupiravir, đủ dùng trong 5 ngày.

Giải thích thêm về các túi thuốc cho F0 điều trị tại nhà, theo BSCKII Nguyễn Hữu Hưng, gói thuốc B có chứa thuốc kháng đông và đặc biệt gói thuốc C có Molnupiravir, cần phải có chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải ký “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19 nhẹ” trước khi được cấp phát và sử dụng thuốc.

Theo BSCKII Nguyễn Hữu Hưng, gói thuốc C được cấp cho các F0 có triệu chứng nhẹ; nhưng không dành cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh nền (gan, thận).

TPHCM hiện có hơn 47.000 F0 đang điều trị tại nhà trong tổng số hơn 64.000 F0. 8 quận, huyện đã lập bệnh viện dã chiến với quy mô 300 - 500 giường, sẵn sàng thu dung, điều trị F0 có triệu chứng nhẹ và vừa.

Hiện nay, khi số ca F0 gia tăng, Sở Y tế đã tăng cường 70 trạm y tế lưu động cho các địa bàn nhiều F0 bên cạnh các trạm đã có sẵn.

Ngoài ra, TPHCM hiện có 62 khu cách ly tập trung ở phường xã, quận huyện, sẵn sàng tiếp nhận F0 không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Theo PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM, chúng ta tăng cường kiểm soát và phòng dịch bệnh bằng các biện pháp "cá thể hóa". Các cơ quan chức năng có thể cưỡng chế thi hành hoặc phạt nặng đối với cá nhân nào sai phạm như không đeo khẩu trang, không khai báo y tế hoặc tụ tập quá đông người…

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top