Sổ mũi có cần phải điều trị không?

Sổ mũi có cần phải điều trị không là thắc mắc của nhiều gia đình có con nhỏ. Theo các bác sĩ, khi trẻ bị sổ mũi thường xuyên không nhất thiết phải đưa đi bệnh viện, nhưng phải đưa đến trạm y tế xã để bác sĩ kê đơn cho loại thuốc phù hợp.

Hỏi: Con tôi có hệ hô hấp rất kém, hơi tí là sổ mũi. Tôi nghe nói có loại thuốc chống chảy mũi, không biết dùng có tốt không?

Trần Thu Vân (Ba Vì, Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng TƯ trả lời: Khi vi trùng xâm nhập vào vùng mũi và các xoang, mũi của chúng ta bắt đầu sản sinh ra chất nhầy trong. Chất nhầy này có nhiệm vụ rửa sạch vùng mũi và xoang. Sau 2 – 3 ngày, khi cơ thể đã có phản ứng, chất nhầy sẽ chuyển sang màu trắng đục hay màu vàng. Khi các vi khuẩn thường trú trong mũi phát triển trở lại, nước mũi sẽ ngả sang màu xanh. Biểu hiện này hoàn toàn bình thường và không cần dùng thuốc kháng sinh.

Các triệu chứng như chảy mũi, ho, sốt, nhức đầu, đau cơ có thể làm trẻ khó chịu nhưng kháng sinh không thể làm các triệu chứng này biến mất nhanh hơn, cách tốt nhất là dùng dung dịch nước muối sinh lý xịt mũi để giúp trẻ dễ chịu hơn. Loại thuốc chống chảy mũi mà bạn nói có tác dụng làm co mạch, giảm phù nề, giảm tiết dịch, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, không có tác dụng điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh.

Khi trẻ bị sổ mũi thường xuyên không nhất thiết phải đưa đi bệnh viện, nhưng phải đưa đến trạm y tế xã để bác sĩ kê đơn cho loại thuốc phù hợp. Trước khi dùng thuốc, phải tiến hành vệ sinh mũi, thao tác này quan trọng ngang với việc dùng thuốc. Vệ sinh mũi cho trẻ ngày 3 lần hoặc nhiều hơn bằng dung dịch nước muối sinh lý (natriclorid 0,9%).

Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ thì mới nhỏ các loại thuốc theo chỉ định. Chảy mũi không cần dùng đến kháng sinh. Trên thực tế, sử dụng kháng sinh khi chưa thật sự cần thiết có thể gây ra một số bất lợi như kháng thuốc ở trẻ. Chứng sổ mũi ở trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi, vì thế tốt nhất chỉ dùng đến kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top