Sợ lạnh – dấu hiệu 11 bệnh của thận thủy khí suy

(khoahocdoisong.vn) - Hàn khí tác dụng quá mạnh khiến thận thủy khí vì bị huy động đề kháng mà tiêu hao dẫn đến tổn thương, do đó sinh ra các triệu chứng lạnh, cảm giác lạnh, sợ lạnh. Đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý.

Nóng, lạnh là cảm giác bình thường và cần thiết của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bàn tay, bàn chân và cơ thể luôn lạnh run ngay cả khi nhiệt độ cao thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng bất ổn về sức khỏe cần lưu tâm. Có nhiều nguyên nhân gây chứng sợ lạnh:

1. Ngoại cảm phong hàn: Sợ lạnh là chỉ chứng bệnh có cảm giác sợ lạnh, thường gặp khá nhiều trong bệnh ngoại cảm (sợ lạnh, sợ gió).

2. Rối loạn tuyến giáp: Luôn cảm thấy lạnh là một dấu hiệu báo trước về chứng suy giáp, có nghĩa là tuyến giáp không tiết ra đủ hormon cần thiết, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.

3. Cơ thể quá gầy: Trọng lượng cơ thể thấp (chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 18,5) sẽ khiến cơ thể lạnh do thiếu chất béo hoặc calo cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn tới giảm sự trao đổi chất và hậu quả là không tạo đủ nhiệt để làm ấm cơ thể. 

4. Thiếu sắt: Sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể, mang nhiệt và các chất dinh dưỡng khác vào mọi tế bào trong cơ thể. Nếu không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu không thể thực hiện hiệu quả công việc sẽ khiến bạn luôn cảm thấy lạnh.

5. Tuần hoàn kém: Nếu chỉ bàn tay và bàn chân luôn lạnh như đá thì rất có thể do rối loạn tuần hoàn máu hoặc vấn đề về tim. Lạnh tay chân dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc tắc nghẽn động mạch ngăn không cho máu chảy vào ngón tay và ngón chân. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng có thể gây ra tuần hoàn kém vì nó làm tắc nghẽn mạch máu.

6. Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh, làm giảm hoạt động ở vùng dưới đồi, vùng não điều khiển nhiệt độ cơ thể khiến bạn cảm thấy luôn bị lạnh. Để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.

7. Mất nước: Khoảng 70% cơ thể là nước và nước giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, nước còn góp phần vào quá trình trao đổi chất, thiếu nước khiến sự chuyển hóa chậm nên sản sinh nhiệt lượng ít hơn.

8. Thiếu vitamin B12: Cơ thể cần vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu có chứa oxy trong hệ tuần hoàn. Nếu thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu hoặc làm giảm số lượng hồng cầu dẫn đến chứng lạnh mạn tính.

9. Bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý thần kinh ngoại biên gây ra sự ớn lạnh ở bàn tay, bàn chân. Cảm giác này lại được hệ thống thần kinh ngoại biên cảm nhận và thông báo cho não về nhiệt độ nên cơ thể cũng sẽ cảm thấy ớn lạnh.

10. Bệnh Raynaud: Bệnh Raynaud là do mao mạch khiến tay chân của người bệnh bị lạnh, đổi màu (như màu đỏ hoặc màu xanh), tê liệt và thậm chí gây đau đớn khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc bị căng thẳng. Tình trạng này xảy ra do mạch máu bị co thắt hoặc tắc. Hầu hết những người mắc Raynaud chỉ gặp phải các triệu chứng này nếu họ ra ngoài trời lạnh, vào mùa đông.

11. Hạ đường huyết: Là tình trạng nồng độ đường trong máu giảm xuống thấp hơn mức an toàn, dẫn tới thiếu hụt glucose cho cơ thể hoạt động, gây rối loạn. Nguyên nhân thường do người bị đái tháo đường có chế độ ăn và dùng thuốc thiếu cân bằng. Trong đó cơ thể sẽ có cảm giác ớn lạnh cùng các triệu chứng phổ biến như: Lo lắng, cáu gắt; run tay chân, chóng mặt; mệt mỏi; đổ mồ hôi, da lạnh ẩm; cảm thấy đói cồn cào; buồn nôn; mắt nhìn mờ; tim đập nhanh, hạ đường huyết...

BS Dư Quang Châu (Chủ tịch Chi hội Giáo dục Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Thập Chỉ Liên Tâm)

Theo KH&ĐS
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top