Sơ cứu đột quỵ không đúng, coi chừng “giết người không dao”

Thời gian là vàng trong sơ cứu người bị đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não). Nhiều người được sơ cứu kịp thời đã có cơ hội khỏe lại. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân vì sơ cứu sai cách đã dẫn đến di chứng nặng nề như tàn tật suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.
Sơ cứu đúng cách mang ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân đột quỵ

Sơ cứu đúng cách mang ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân đột quỵ

Sơ cứu người bị đột quỵ không đúng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng

Đột quỵ não là vấn đề nhức nhối của các nước đang phát triển. Đây là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến, mất chức năng hoặc chết các tế bào não gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, suy giảm trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong cao.

Hàng năm, tại Việt Nam, có khoảng 200.000 trường hợp mắc đột quỵ não mới, trong đó, gần 11.000 người chết và nhiều người bị dị tật nặng.

Triệu chứng điển hình của người bị đột quỵ là gương mặt méo xệch, tê liệt một bên chân hoặc tay, mắt mờ, nói ngọng hoặc ú ớ không rõ tiếng,… Nhiều người khi thấy các hiện tượng này lại không biết đó là triệu chứng của bệnh đột quỵ não.

Vì thế, họ đã mắc một số sai lầm như cho bệnh nhân ăn hoặc uống một loại thuốc bất kỳ, dùng kim châm vào 10 đầu ngón tay, ngón chân, gọi cấp cứu chậm trễ,… Tất cả những việc làm trên cần phải tránh tuyệt đối trong sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ, vì nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây là một số cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ được các chuyên gia khuyến cáo

Đánh giá mức độ tỉnh táo của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường, hãy đặt họ ở chỗ thoải mái nhất để chờ hỗ trợ từ nhân viên y tế.

Gọi xe cấp cứu : Điều quan trọng là bệnh nhân được đánh giá càng sớm càng tốt vì điều trị đột quỵ phải được bắt đầu trong vòng 1 đến 3 giờ nếu cục máu đông có trong não.

Chăm sóc bệnh nhân có ý thức: Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, hãy đặt họ vào vị trí thoải mái nhất. Đồng thời, có thể đắp chăn mỏng cho bệnh nhân để tránh sự mất nhiệt.

Theo dõi bệnh nhân: Trong khi đợi xe cứu thương đến nơi, cần quan sát bệnh nhân chặt chẽ với bất kỳ thay đổi nào về tình trạng bệnh.

Mặc dù các biến chứng của một cơn đột quỵ rất đáng sợ, tuy nhiên, nếu các biện pháp điều trị y tế được tiến hành nhanh chóng, kịp thời thì cơ hội phục hồi và cải thiện cho người bệnh là rất cao.

Sản phẩm thảo dược – Giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và điều trị đột quỵ não

Để chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình, một xu hướng được nhiều người lựa chọn trong những năm gần đây, đó là dùng sản phẩm thảo dược an tooàn và cho hiệu quả bền vững. Tiêu biểu trong xu hướng này, là sản phẩm có chứa thành phần nattokinase – một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản.

Nattokinase có tác dụng ngăn chặn hình thành cục máu đông – tác nhân cơ bản gây đột quỵ não, ổn định huyết áp, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở những người có nguy cơ cao như tăng huyết áp, đái tháo đường, thường xuyên căng thẳng thần kinh,…

Đột quỵ não là một bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Chính vì vậy, bạn cần ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đột quỵ ngay từ sớm bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Bạn cũng đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nattokinase mỗi ngày để đột quỵ não không có cơ hội tấn công.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes – Giúp phòng ngừa đột quỵ não và các di chứng

Đột quỵ não gồm 2 loại chính là nhồi máu não (do tắc mạch máu trong não thường gây ra bởi cục máu đông) và xuất huyết não (do vỡ mạch máu trong não). Trong đó 80% đột quỵ não là do nhồi máu não, gây ra các di chứng như: liệt, nói ngọng, méo miệng, loét do nằm lâu…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Nattospes có thành phần từ enzyme Nattokinase, giúp phòng ngừa và hạn chế các cục máu đông, tăng tuần hoàn và lưu thông máu; phòng ngừa đột quỵ não và các di chứng, giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông như viêm tắc tĩnh mạch, động mạch, các biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già.

Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mi Anh( bài tài trợ)

Theo Đời sống
back to top