Số ca nặng và nguy kịch tại Hà Nội tăng gần 20%

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có khoảng 460.000 F0 ở Hà Nội đang điều trị tại nhà, chiếm 98,6%; gần 1.200 ca điều trị tại các cơ sở thu dung của Thành phố và các quận/huyện; 6.260 ca phải nhập viện điều trị.

Cụ thể: có 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 5.900 ca nhập viện điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội.

Trong các ca nhập viện điều trị, có 1.121 ca mức độ nhẹ, không triệu chứng; có gần 4.000 ca có triệu chứng, mức độ trung bình (tăng hơn 16% so với trung bình 7 ngày trước). Số ca nặng, nguy kịch là 1.027 ca, tăng gần 20%; trong số này có 871 ca thở oxy, 54 ca thở máy không xâm lấn, 37 ca thở máy xâm lấn...

benh-nhan-nang-1.jpeg
Số ca nặng và nguy kịch tại Hà Nội tăng gần 20%

Cả hai ngày 27 và 28/2, Hà Nội đều ghi nhận 21 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 (từ 27/4/2021 đến nay) lên 1.085 người.

Theo CDC Hà Nội, trong 24 giờ qua, số ca mắc mới của Hà Nội đã vọt đỉnh lên 12.850 ca, tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có 4.265 ca cộng đồng.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top