Sẽ xử lý 2 ngân hàng yếu kém và 5 dự án thua lỗ trong năm 2022

Năm 2022 sẽ có ít nhất 2 ngân hàng thương mại yếu kém và ít nhất 5 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ.

Đây là nội dung được thể hiện tại dự thảo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 vừa được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

ngan-hang.png

Theo dự thảo này, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu và điều kiện tiên quyết để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc hội cũng yêu cầu sớm hoàn thành phê duyệt và quyết liệt triển khai đề án cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025. Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Ngoài ra, cần củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Khẩn trương thực hiện Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động; tập trung phát triển sản phẩm quốc gia.

Yêu cầu tiếp theo là tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong việc xử lý doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ.

Dự thảo cũng nêu yêu cầu tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công, kiểm soát bội chi và lạm phát. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đầu tư vào nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85.500 doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó TPHCM có 24.000 doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43.200 doanh nghiệp, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

BAC A BANK chính thức ra mắt mô hình giao dịch ngân hàng tự động - Kiosk Banking tại Hà Nội

Từ ngày 21/7/2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức vận hành Kiosk Banking - mô hình giao dịch ngân hàng tự động đầu tiên tại số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, TP Hà Nội, cho phép khách hàng chủ động thao tác, trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng mà không cần trực tiếp giao dịch tại quầy.
Bà Ngô Thu Hà sẽ đảm nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB từ ngày 20/7/2022.

SHB bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc

Ngày 2007, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc giữ chức vụ Quyền Tổng Giám đốc. Việc bổ nhiệm nằm trong lộ trình kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao, nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược trung dài hạn của SHB trong thời gian tới.
back to top