Sẽ bỏ chế độ 'viên chức suốt đời' từ năm 2020

Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức đề nghị bỏ chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn của viên chức.

<div> <p>Theo tờ tr&igrave;nh dự &aacute;n luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật C&aacute;n bộ, c&ocirc;ng chức v&agrave; luật Vi&ecirc;n chức của Ch&iacute;nh phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ L&ecirc; Vĩnh T&acirc;n tr&igrave;nh b&agrave;y tại phi&ecirc;n họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội s&aacute;ng 17.4, một trong những đề xuất ch&iacute;nh s&aacute;ch mới l&agrave; bỏ chế độ hợp đồng kh&ocirc;ng x&aacute;c định thời hạn đối với vi&ecirc;n chức tuyển dụng mới.</p> <p>Theo &ocirc;ng T&acirc;n, đề xuất n&agrave;y l&agrave; thực hiện c&aacute;c nghị quyết của T.Ư kh&oacute;a XII. Theo đ&oacute;, tại dự thảo, Ch&iacute;nh phủ đề xuất phương &aacute;n, từ sau khi luật c&oacute; hiệu lực (dự kiến 1.1.2020), sẽ thực hiện k&yacute; kết hợp đồng x&aacute;c định thời hạn nhằm bảo đảm cơ chế cạnh tranh, khắc phục t&igrave;nh trạng &ldquo;kh&ocirc;ng c&oacute; v&agrave;o, c&oacute; ra&rdquo; t&acirc;m l&yacute; &ldquo;vi&ecirc;n chức suốt đời&rdquo; trong đội ngũ vi&ecirc;n chức.</p> <p>Với phương &aacute;n n&agrave;y, sẽ kh&ocirc;ng thực hiện k&yacute; hợp đồng kh&ocirc;ng x&aacute;c định thời hạn đối với c&aacute;c trường hợp tuyển dụng mới, kể cả trường hợp hết thời hạn lần thứ 2 (theo quy định hiện h&agrave;nh l&agrave; phải k&yacute; hợp đồng kh&ocirc;ng x&aacute;c định thời hạn).</p> <p>Để xin &yacute; kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ch&iacute;nh phủ cũng đưa ra phương &aacute;n 2 giữ quy định như hiện h&agrave;nh, đồng thời, bổ sung quy định, đối với đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập ở v&ugrave;ng s&acirc;u, v&ugrave;ng xa, v&ugrave;ng c&oacute; điều kiện kinh tế - x&atilde; hội đặc biệt kh&oacute; khăn th&igrave; khi tuyển dụng mới vi&ecirc;n chức được k&yacute; kết ngay hợp đồng kh&ocirc;ng x&aacute;c định thời hạn.</p> <p>B&aacute;o c&aacute;o thẩm tra do &ocirc;ng Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Ph&aacute;p luật tr&igrave;nh b&agrave;y tại phi&ecirc;n họp cho biết, qua thảo luận, đa số t&aacute;n th&agrave;nh phương &aacute;n 1 của Ch&iacute;nh phủ v&igrave; quy định như vậy tạo được sự kh&aacute;c biệt căn bản giữa &ldquo;c&ocirc;ng chức&rdquo; v&agrave; &ldquo;vi&ecirc;n chức&rdquo;, khắc phục được hạn chế trong quản l&yacute; đội ngũ vi&ecirc;n chức l&agrave; &ldquo;v&agrave;o dễ, ra kh&oacute;&rdquo;, tạo thuận lợi để c&aacute;c đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập lựa chọn vi&ecirc;n chức ph&ugrave; hợp với vị tr&iacute; việc l&agrave;m.</p> <p>&ldquo;Quy định n&agrave;y đồng thời bảo đảm được cơ chế cạnh tranh, tạo động lực để vi&ecirc;n chức đ&atilde; được tuyển dụng li&ecirc;n tục phấn đấu n&acirc;ng cao tr&igrave;nh độ, ho&agrave;n th&agrave;nh tốt chức tr&aacute;ch, nhiệm vụ&rdquo;, &ocirc;ng Định n&oacute;i.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, phương &aacute;n n&agrave;y sẽ tạo ra sự kh&ocirc;ng thống nhất giữa vi&ecirc;n chức được tuyển dụng trước v&agrave; sau ng&agrave;y dự thảo luật n&agrave;y c&oacute; hiệu lực. Đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề n&agrave;y của bộ luật Lao động theo hướng mở để bảo đảm t&iacute;nh thống nhất của hệ thống ph&aacute;p luật v&igrave; theo điều 22 của bộ luật Lao động th&igrave; kh&ocirc;ng được k&yacute; hợp đồng lao động x&aacute;c định thời hạn qu&aacute; 2 lần.</p> <p>B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, theo &ocirc;ng Định, một số &yacute; kiến t&aacute;n th&agrave;nh phương &aacute;n 2 v&igrave; quy định như vậy tạo t&acirc;m l&yacute; y&ecirc;n t&acirc;m cho người lao động l&agrave; vi&ecirc;n chức (hợp đồng l&agrave;m việc), bảo đảm thống nhất với bộ luật Lao động, bảo đảm sự ổn định, thống nhất trong quản l&yacute; vi&ecirc;n chức, đồng thời c&oacute; thay đổi một phần, tạo cơ chế s&agrave;ng lọc bước đầu.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, theo phương &aacute;n n&agrave;y cần nghi&ecirc;n cứu sửa đổi đồng bộ một số quy định li&ecirc;n quan, bảo đảm mạnh mẽ hơn cơ chế c&oacute; &ldquo;đ&oacute;ng&rdquo; c&oacute; &ldquo;mở&rdquo; để đề cao vai tr&ograve; của người sử dụng lao động trong việc lựa chọn người lao động ph&ugrave; hợp với vị tr&iacute; c&ocirc;ng việc (như gắn việc đ&aacute;nh gi&aacute;, ph&acirc;n loại với sử dụng, l&agrave;m động lực để người lao động lu&ocirc;n nỗ lực, cố gắng); đồng thời, bảo đảm quyền của người lao động.</p> <p><strong>L&atilde;nh đạo doanh nghiệp nh&agrave; nước, hiệu trưởng kh&ocirc;ng c&ograve;n l&agrave; c&ocirc;ng chức</strong></p> <p>Một đề xuất kh&aacute;c của dự thảo luật l&agrave; kh&ocirc;ng tiếp tục quy định l&atilde;nh đạo, quản l&yacute; trong đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập l&agrave; c&ocirc;ng chức.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, &ocirc;ng T&acirc;n cho biết, đ&acirc;y l&agrave; nội dung quan trọng, ảnh hưởng tới số lượng lớn đội ngũ l&atilde;nh đạo, quản l&yacute; trong đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập.</p> <p>Cụ thể, theo b&aacute;o c&aacute;o đ&aacute;nh gi&aacute; t&aacute;c động của Bộ Nội vụ th&igrave; tr&ecirc;n cả nước c&oacute; xấp xỉ 58.000 đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập. Nếu t&iacute;nh trung b&igrave;nh mỗi đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập c&oacute; 10 người trong bộ m&aacute;y l&atilde;nh đạo, quản l&yacute; th&igrave; c&oacute; tới 580.000 người thuộc khối đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập chịu sự điều chỉnh của luật.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, đ&acirc;y chỉ l&agrave; số liệu ước t&iacute;nh, bởi v&igrave; số lượng l&atilde;nh đạo, quản l&yacute; được x&aacute;c định l&agrave; c&ocirc;ng chức trong c&aacute;c đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập phụ thuộc v&agrave;o loại h&igrave;nh đơn vị theo quy định tại Nghị định 06 năm 2010 của Ch&iacute;nh phủ.</p> <p>Tại b&aacute;o c&aacute;o thẩm tra, Ủy ban Ph&aacute;p luật t&aacute;n th&agrave;nh với đề nghị tr&ecirc;n đ&acirc;y của Ch&iacute;nh phủ.</p> <p>Theo &ocirc;ng Nguyễn Khắc Định, theo ph&aacute;p luật hiện h&agrave;nh, những người thuộc bộ m&aacute;y l&atilde;nh đạo, quản l&yacute; của đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập được x&aacute;c định l&agrave; c&ocirc;ng chức nhưng lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp c&ocirc;ng lập v&agrave; theo b&aacute;o c&aacute;o của Ch&iacute;nh phủ thực tế những người n&agrave;y kh&ocirc;ng được t&iacute;nh trong tổng số bi&ecirc;n chế c&ocirc;ng chức, kh&ocirc;ng được hưởng phụ cấp c&ocirc;ng vụ.</p> <p>Do đ&oacute;, để thống nhất trong việc &aacute;p dụng chế độ, ch&iacute;nh s&aacute;ch đối với c&ugrave;ng đối tượng quản l&yacute; (c&ocirc;ng chức) v&agrave; ph&acirc;n biệt r&otilde; hơn việc quản l&yacute; nh&agrave; nước với quản trị sự nghiệp c&ocirc;ng lập th&igrave; quy định về đối tượng c&ocirc;ng chức như dự thảo luật l&agrave; ph&ugrave; hợp v&agrave; y&ecirc;u cầu tại Nghị quyết số 19 của T.Ư.</p> </div>

Theo thanhnien.vn
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top