Say sắn

(khoahocdoisong.vn) - Sắn là thực phẩm giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C. Củ sắn có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn, chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ.

Đang mang thai nên chị Trần Lê Minh (Nam Định) thèm đủ thứ. Hôm vừa rồi đi chợ thấy có hàng sắn ngon, chị mua mấy khúc sắn luộc về ăn. Mang về đến nhà, vì bận việc nên chưa ăn ngay, chị để tạm ra bàn, con chị thấy có sắn liền sà vào ăn. Ăn một lúc thì cháu kêu đau đầu, mặt nóng, bụng đau, buồn nôn, chị nghĩ có lẽ do sắn còn nhựa đã đem luộc hoặc do con chị ăn sắn lúc đói. May mà chị thọc tay gây nôn cho con ngay, sau đó cháu uống một cốc nước đường nên đỡ, không phải đưa đến viện.

Lời bàn: BS Hoàng Xuân (Chùa Bộc, HN) cho biết, sắn là thực phẩm giàu chất bột, năng lượng, khoáng, vitamin C. Củ sắn có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn, chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Do có nhiều tinh bột, củ sắn được dùng để chế bột làm bánh, làm mạch nha và chế rượu, chất xơ ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch. Củ sắn còn có tác dụng cân bằng lượng nước trong máu. Sắn luộc ngon, dễ ăn nhưng nếu ngâm không kỹ có chứa rất nhiều axit cyanhydric (HCN) gây độc đối với cơ thể. Bà bầu hay trẻ em là những người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn sắn luộc. Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, chưa thực hiện tốt việc đào thải độc tố, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tích tụ độc tố và gây bệnh.

Theo Đời sống
back to top