Sau tiếng nổ, đất đá đổ ập xuống nhà dân bên đường Trường Sơn Đông

Nửa đêm, tôi nghe tiếng nổ đùng đùng sau nhà, chạy ra thì thấy đất đá tràn xuống ầm ầm. Tôi hô hoán cả nhà chạy ra ngoài chứ không là bị vùi lấp rồi", ông Thân Ngọc Kiên kể.
Cuộc sống bất an cạnh núi lở ở Trường Sơn Đông "Cứ trời mưa lớn là cả nhà lo chạy ra ngoài vì sợ đất đá trên núi tràn xuống", ông Thân Ngọc Kiên, 54 tuổi, ở thôn Lán Tranh, xã Đưng K’Nớ, nói.
Sat lo uy hiep dan cu anh 1
Hiện trường vụ sạt lở xảy ra ở cụm dân cư thôn Lán Tranh, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương. Hàng nghìn m3 đất đá tràn xuống đêm 6/10 khiến cả chục người bỏ chạy trong đêm, bùn bao phủ cả khu vực rộng lớn.
Sat lo uy hiep dan cu anh 2
Sống cạnh đường Trường Sơn Đông nhiều năm nay, ông Thân Ngọc Kiên (54 tuổi, thôn Lán Tranh) chưa chứng kiến trận lở đất nào khủng khiếp đến vậy. "Lúc đó nửa đêm, tôi nghe tiếng nổ đùng đùng sau nhà, chạy ra thì thấy đất đá tràn xuống ầm ầm. Tôi hô hoán cả nhà chạy ra ngoài chứ không là bị vùi lấp rồi", ông Kiên nói.
Sat lo uy hiep dan cu anh 3
"Nhà tôi đã làm kè bằng lưới B40 bọc đá mà đất đá tràn xuống nhiều quá, kè không ngăn được", anh Hoàng (ngụ thôn Lán Tranh) nói.
Sat lo uy hiep dan cu anh 4
Theo người dân thôn Lán Tranh, năm nào cũng xảy ra sạt lở, nhiều nhất vào mùa mưa.
Sat lo uy hiep dan cu anh 5
Mỗi lần sạt lở, hàng nghìn m3 đất đỏ tràn xuống khu dân cư và mặt đường Trường Sơn Đông. Phải mất 4 ngày, người dân mới dọn sạch được bùn đất.
Sat lo uy hiep dan cu anh 6
Không chỉ khu vưc dân cư, các trụ sở cơ quan Nhà nước nằm hai bên đường Trường Sơn Đông cũng bị uy hiếp vì các vụ sạt lở.
Sat lo uy hiep dan cu anh 7
Trụ sở UBND xã và trạm y tế đều có dấu hiệu nứt do bị tác động sau những lần đất đá sạt lở. Khi mùa mưa đến, xã cho cán bộ làm việc tại nhà hoặc lánh đi chỗ khác để đảm bảo an toàn.
Sat lo uy hiep dan cu anh 8
Xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi xảy ra sạt lở. Ảnh: Google Maps.

Ông Sử Thanh Hoài, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho biết đối với các điểm sạt lở đe dọa nhà dân dọc hai bên đường Trường Sơn Đông hiện do Cục Quản lý đường bộ 4 quản lý, sửa chữa. Tuy nhiên, lực lượng công nhân của Cục Quản lý đường bộ 4 từ tỉnh Bình Thuận lên và đang phải cách ly phòng dịch Covid-19 nên chưa thể đến thi công, khắc phục tình trạng này.

Theo zingnews.vn
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top