Sau các lệnh trừng phạt, các công ty lớn rời đi, kỉ nguyên “Tây hóa nước Nga” đã kết thúc?

Sau hơn 30 năm có mặt tại Nga, McDonald's quyết định tạm ngừng hoạt động tại Nga để đáp trả việc Nga tấn công quân sự vào Ukraine, khiến nhiều người đặt câu hỏi kỉ nguyên “Tây hóa nước Nga” liệu đã kết thúc?

Khi hàng nghìn người Nga xếp hàng dài tại Quảng trường Pushkin sầm uất của Moscow vào ngày 31 tháng 1 năm 1990 để vào chi nhánh McDonald's đầu tiên của đất nước, khoảnh khắc đó như thể đại diện cho một sự thay đổi văn hóa có tính địa chấn.

82679baa-95b9-4d5e-9dda-eac0fd475f38-1-.jpeg
Người Nga xếp hàng chờ đợi bên ngoài một nhà hàng thức ăn nhanh McDonald ở Moscow, 1990. (Ảnh AP)

Bức “màn sắt”, thứ đã chia cắt Đông và Tây Âu trong nhiều thập kỷ, vừa mới sụp đổ. Giờ đây, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh được người Mỹ và nhiều người ở các quốc gia khác yêu thích có thể phục vụ Big Macs cho khách hàng Nga. Đánh dấu cho việc tấn công văn hóa từ phương Tây chính thức bắt đầu.

Ba mươi hai năm sau, McDonald's cùng nhiều thương hiệu lớn khác của phương Tây bao gồm , IKEA, H&M, Coca-Cola và Starbuck's quyết định tạm ngừng hoạt động tại Nga để đáp trả việc Moscow tấn công quân sự vào Ukraine.

Tất nhiên, người Nga có thể chọn ăn ở nơi khác và mua hàng hóa khác - nhiều chuỗi cửa hàng cây nhà lá vườn đã mọc lên trên khắp đất nước rộng lớn kể từ khi Liên Xô tan rã.

Nhưng quyết định đình chỉ kinh doanh của các thương hiệu quốc tế này tại Nga - sau nhiều đợt trừng phạt của phương Tây - vẫn cho thấy sự kết thúc của một kỷ nguyên.

"Coke, Pepsi, McDonald's là những biểu tượng của việc “Tây hóa nước Nga”, nước Nga mở cửa với thế giới. Và khi các công ty này rời đi trên thực tế... là tín hiệu cho thấy Nga đang đóng cửa và hướng nội", Gulnaz Sharafutdinova, một giáo sư chính trị Nga tại trường Đại Học Hoàng Gia Luân Đôn cho biết.

Theo Đời sống
back to top