Sẵn sàng 'bình thường mới,' Bình Dương thận trọng nới lỏng giãn cách

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương, tỉnh sẽ nới lỏng từng địa phương vùng xanh nhưng thận trọng, chặt chẽ, từng bước và đảm bảo an toàn.
San sang 'binh thuong moi,' Binh Duong than trong noi long gian cach hinh anh 1Ngã tư sân bóng Gò Đậu (Bình Dương) đoạn qua địa bàn thành phố Thủ Dầu Một đông xe cộ và người dân ra đường khi trở về trạng thái bình thường mới. (Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN)

Chiều 13/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua và bàn phương án trở về trạng thái bình thường mới sau ngày 15/9.

Ca bệnh nhiều nhưng giảm tỷ lệ tử vong

Tính từ đợt dịch thứ 4 đến ngày 13/9, Bình Dương ghi nhận 160.669 ca mắc COVID-19; trong đó đã có 113.749 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện; có 1.420 trường hợp tử vong.

Riêng ngày 13/9, tỉnh Bình Dương tiếp tục ghi nhận 3.651 ca mắc mới COVID-19, trong đó số ca mắc tập trung nhiều nhất tại khu phong tỏa với 3.359 ca (chiếm 92%); tỷ lệ phát hiện qua sàng lọc cộng đồng thấp với 165 ca (chiếm 4,5%).

Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Tổ công tác Bộ Y tế làm việc tại Bình Dương), đánh giá số ca mắc COVID-19 tại Bình Dương rất cao nhưng tỷ lệ tử vong rất thấp (0,8%) là nhờ công tác tổ chức phân luồng điều trị đạt kết quả tốt.

Đến nay, tình hình dịch bệnh ở các khu vực vùng đỏ từng bước kiểm soát, khoanh vùng truy vết, dập dịch. Do đó, việc tỉnh chuẩn bị phương án trở lại trạng thái bình thường mới sau ngày 15/9 là phù hợp, nhưng cần tính toán thận trọng những nơi nới lỏng, những khu vực còn nguy cơ cần siết chặt.

Việc thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg cần thu hẹp dần và áp dụng trên phạm vi nhỏ để bắt đầu khôi phục dần các hoạt động kinh tế-xã hội; đồng thời đề xuất, khi thực hiện nới lỏng giãn cách phải thực hiện nghiêm Thông điệp 5K; các cửa hàng ăn, uống chỉ cho bán mang về; các chợ phải thực hiện nghiêm giãn cách.

Ông Dương Chí Nam cũng lưu ý tỉnh cần đẩy mạnh việc thành lập các Tổ (chống) COVID-19 tại phòng trọ để hỗ trợ cho các Trạm Y tế lưu động. Mặt khác, cần phân phối đầy đủ các bộ kit xét nghiệp cho Trạm Y tế xã, phường; hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà.

Bên cạnh đó, cần hướng dẫn doanh nghiệp phòng, chống dịch trong khu công nghiệp; quản lý công nhân bằng phần mềm chuyên dụng để kiểm soát tình hình.

Đặc biệt, cần nhân rộng các trạm y tế lưu động từ mô hình của thị xã Tân Uyên và thành phố Thuận An; đồng thời chuẩn bị ngay lực lượng sinh viên của Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương để thay thế dần lực lượng trường Cao đẳng Y tế Hải Dương sắp hoàn thành nhiệm vụ rút khỏi địa phương.

Trong khi đó, Phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu phân tích về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng của Bình Dương và đánh giá đây là mô hình chống dịch hiệu quả thấy rõ.

Cụ thể, việc thu dung bệnh nhân tầng 1 giảm, số bệnh nhân có triệu chứng nặng ít hơn trước đây. Đến nay đã có 12 khu cách ly tầng 1 dừng hoạt động, đây là tín hiệu đáng mừng.

Bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu đề xuất mỗi địa phương cần chuẩn bị từ 4-5 khu cách ly đóng vai trò như “pháo đài” tại cơ sở để thu dung bệnh nhân tầng 1.

Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong ở tầng 3 giảm xuống rõ rệt trong những ngày gần đây, nhưng vấn đề đặt ra cho tỉnh vào lúc này là chuẩn bị nhân lực y bác sỹ cho tầng 3 để lấp vào vị trí các lực lượng hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ.

Song song đó, tỉnh cần tổ chức xét nghiệm thần tốc, rút ngắn chu kỳ xét nghiệm đảm bảo phát hiện sớm, cách ly nhanh, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và kịp thời thu dung, phân loại điều trị phù hợp. Việc phân tầng điều trị thực hiện theo mô hình 3 cấp để giảm tải cho các cơ sở tuyến tỉnh, đồng thời điều phối F0 giữa 3 tầng (tầng 1 chiếm 80%, tầng 2 chiếm 15% và tầng 3 chiếm 5%).

Bên cạnh đó, cần tăng cường các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn để người dân tiếp cận y tế nhanh nhất; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả ngay tại xã, phường, thị trấn để tạo miễn dịch cộng đồng.

Thận trọng nới lỏng giãn cách

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương, tỉnh sẽ nới lỏng từng địa phương vùng xanh nhưng thận trọng, chặt chẽ, từng bước và đảm bảo an toàn.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết thời gian tới, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm lấy xã, phường là “pháo đài," người dân là “chiến sỹ” làm trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch.

Qua đó, nhiệm vụ là thực hiện phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”; nếu còn xuất hiện ổ dịch thì phải giãn cách người với người, gia đình với gia đình, khu phố với khu phố, “ai ở đâu ở yên đó."

Về an sinh xã hội, tỉnh cũng bố trí tại chỗ, thường xuyên để người dân an tâm hơn.

Về nhiệm vụ của ngành y tế, lấy xét nghiệm là biện pháp then chốt để xác định nguồn lây, nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, hướng dẫn người dân nếu có bệnh tiếp cận nhanh y tế cơ sở, giảm tử vong... Song song với đó, kết hợp tiêm vaccine là chiến lược lâu dài nhằm đẩy lùi dịch bệnh vững chắc.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng ban Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, đánh giá cao, ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng và trân trọng cảm ơn các cấp, các ngành, các lực lượng chi viện, lực lượng tuyến đầu toàn tỉnh trong thời gian qua.

Nhờ đó, tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận trong phòng, chống dịch. Đây chính là sự cổ vũ, động viên và niềm tin để tỉnh triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới hiệu quả hơn.

San sang 'binh thuong moi,' Binh Duong than trong noi long gian cach hinh anh 2Trạm y tế lưu động trên địa bàn phường Thái Hòa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: TTXVN phát)

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho rằng nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân là quan trọng, là trước hết, nên tỉnh yêu cầu các địa phương phải kiện toàn đội ngũ y tế, đảm bảo nhân lực, huy động bác sỹ, điều dưỡng, y tá về hưu tham gia công tác chăm sóc y tế tại các trạm y tế lưu động để phục vụ người dân nhanh nhất ngay tại cơ sở.

Đồng thời, ông đề nghị các ngành, địa phương hoàn chỉnh kế hoạch chuẩn bị các phương án hoạt động sau ngày 15/9/2021.

Ông Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách, nơi nào lơ là, chủ quan, để bùng phát dịch trở lại, để “vùng xanh tái đỏ” thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương tin tưởng rằng với kinh nghiệm và nỗ lực của các ngành, các cấp, sự giúp sức của các chuyên gia, đơn vị chi viện và sự đồng lòng của nhân dân, Bình Dương sẽ trở về trạng thái bình thường mới trong điều kiện an toàn./.

Theo www.vietnamplus.vn
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top