Sản phụ suy tim được cứu sống cả mẹ và con

Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM vừa cứu sống thành công cả mẹ và con sản phụ suy tim nặng, tiên lượng tử vong cao.

Chị B.T.T.K. (37 tuổi, Long An) cấp cứu vào tuần thai 27 trong tình trạng khó thở, phù chân, lượng ô xy trong máu giảm. Khoảng 2 tuần trước đó, triệu chứng phù chân, khó thở đã xuất hiện nhưng chị chủ quan không đi khám, nghĩ rằng bình thường khi mang thai.

Tại BV, kết quả siêu âm tim cho thấy chị bị tăng áp động mạch phổi, suy tim nặng. Nếu không được điều trị tích cực, nguy cơ xảy ra biến chứng dẫn tới tử vong. Trong tình trạng nặng, có thể phải chấm dứt thai kỳ để cứu sống sản phụ. Tuy nhiên, chị K. và chồng kết hôn 6 năm mới có con, mong muốn của gia đình là giữ lại thai nhi đã ở tuần thứ 27.

Các bác sĩ tiến hành hội chẩn liên khoa Nội tim mạch, Phụ sản, Sơ sinh và Đơn vị Gây mê Hồi sức phẫu thuật tim mạch. Sản phụ được chuyển đến Khoa Nội tim mạch để điều trị tình trạng suy tim, tăng áp động mạch phổi nặng.

Chị K. được thở ô xy, dùng thuốc lợi tiểu, tăng co bóp cơ tim, giãn động mạch phổi. Sau đó, chuyển sang Đơn vị Gây mê Hồi sức phẫu thuật tim mạch với đầy đủ phương tiện để theo dõi tình trạng mẹ và thai nhi. TS BS. Trần Nhật Thăng, Trưởng khoa Phụ sản, chia sẻ: “Chúng tôi lên kế hoạch kéo dài thai kỳ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của việc sinh non đến sức khỏe của bé về sau.

Sản phụ được điều trị nội khoa, theo dõi thai kỳ và chờ mổ lấy thai. Sau hơn 30 ngày điều trị tích cực, đến tuần thai thứ 31, sản phụ được mổ bắt con. Bé trai nặng 1,4 kg chào đời an toàn, được chuyển đến chăm sóc tại Khoa Sơ sinh thêm 3 tuần. Còn sản phụ tiếp tục được theo dõi, chăm sóc và kiểm soát các nguy cơ biến chứng. Chị xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top