Sặc bột do viêm phổi chưa khỏi

(khoahocdoisong.vn) - Viêm phổi chưa khỏi nên các phản xạ chưa chuẩn khiến sặc dễ xảy ra gây nguy hiểm cho trẻ.

Bé Nguyễn Quốc T., 11 tháng tuổi (Hà Nội) nhập viện cấp cứu trong tình trạng ngạt thở, toàn thân tím tái, nhịp thở thoi thóp....

Nguyên nhân là do bé bị viêm phổi đang điều trị ở bệnh viện, do quá đông, bé tạm thời ổn định gia đình đưa về nhà. Theo các bác sĩ nếu bố mẹ kiên nhẫn điều trị cho bé khỏi hẳn bệnh viêm phổi có lẽ khi bị sặc bột hậu quả đã không nghiêm trọng như thế.

Lời bàn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sặc là hiện tượng thức ăn, nước uống đi lạc vào đường thở (hay đường hô hấp) tại vùng hầu - họng xuống thanh quản và khí quản để đi vào phổi. Theo cấu tạo bình thường khi nuốt thì không thở. Trường hợp nếu đang nuốt lại có phản xạ thở thì gây ra hiện tượng sặc.

Trường hợp bé T. do viêm phổi chưa khỏi nên các phản xạ chưa chuẩn khiến sặc dễ xảy ra. Do đó, các bậc cha mẹ cần có kiến thức trong chăm sóc con cái. Chớ nên nghi ngại mà cho con ra viện sớm khi bệnh chưa khỏi hoàn toàn.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top