Rượu thuốc trị ho

(khoahocdoisong.vn) - Chồng tôi hay uống rượu, bạn bè đến là mang rượu ra uống. Tôi muốn trị ho cho chồng, nghe nói nếu biết cách chế thì có thể làm rượu bổ phế giảm ho, như vậy thì uống rượu thuốc còn hơn là uống rượu xuông có đúng không?

Hỏi: Chồng tôi có tuổi, đi ra ngoài gặp lạnh đột ngột hoặc gió là ho (có lẽ do tuổi cao và hay hút thuốc). Chồng tôi cũng hay uống rượu. Tôi muốn trị ho cho chồng, nghe nói nếu biết cách chế thì có thể làm rượu bổ phế giảm ho, như vậy thì uống rượu thuốc còn hơn là uống rượu xuông có đúng không?

Lại Thanh Hà (TP Huế)

Lương y Minh Phúc, nguyên PCT Hội Đông y Vũng Tàu cho biết, nếu muốn chế rượu bổ phế giảm ho nên làm theo cách, lấy nhân sâm 20g, hoàng kỳ 34g, thục địa 30g, tang bạch bì 12g, tử uyển 12g, ngũ vị tử 16g, đại táo 12g, hạnh nhân 14g, sa sâm 14g, mạch môn 14g, chích thảo 14g, đại táo 14g. Mỗi thang ngâm 1,5-2 lít rượu ngon sau 1 tháng là được. Dùng ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công năng bổ phế ích khí, chỉ khái bình suyễn... dùng rất tốt với người phế hư hay ho, khó thở, đoản hơi, ngại nói, nhiều mồ hôi, sợ gió lạnh.

Nếu người có thêm tỳ hư, mệt mỏi, lấy nhân sâm 20g, bạch truật 20g, phục linh 20g, đương qui 20g, chích kỳ 20g, táo nhân 16g, viễn chí 16g, long nhãn 12g, thục địa 20g, liên nhục 14g, mộc hương 6g, trần bì 14g, chích thảo 6g. Mỗi thang ngâm 1,5-2 lít rượu ngon sau 1 tháng là được. Dùng ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công năng kiện tỳ, dưỡng tâm ích khí bổ huyết.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top