Rượu thuốc làm trẻ lại cơ thể

(khoahocdoisong.vn) - Đông y cho rằng bản thân rượu thuốc là thuốc có thể trị bệnh, thông kinh hoạt mạch dưỡng vị sinh tinh. Rượu thuốc trong cuốn sách Trung dược phương tễ học còn gọi là tửu tễ (thang thuốc ngâm rượu) hay còn gọi dược tửu.

Rượu thuốc giữ gìn dung nhan tươi nhuận:

Thành phần: Bạch phục linh 25g, Cam cúc hoa 2g, Thạch xương bồ 25g, Thiên môn đông 25g, Bạch truật 25g, Hoàng tinh 25g, Sinh địa hoàng 25g, Nhân sâm 25g, Nhục quế 15g, Ngưu tất 15g, Rượu trắng 500 500ml.

Cách ngâm: Giã vụn 10 vị thuốc trên, cho vào túi vải, buộc túm đầu túi, đựng trong bình thuỷ tinh rồi đổ rượu vào ngâm, bịt kín miệng bình trong 7 ngày, sau đó bỏ túi bã thuốc ra là có rượu thuốc.

Tác dụng: Rượu này có tác dụng bổ hư tổn, khoẻ thể lực, sáng nước da, giữ cho dung nhan luôn tươi nhuận, nam giới và phụ nữ đều uống được. Uống nóng khi đói, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml.

Rượu thuốc giữ râu tóc đen, trường thọ:

Thành phần: Hà thủ ô đỏ 250g, Hà thủ ô trắng 250g, Sinh địa 60g, Hồ đào nhục 45g, Đương quy 30g, Liên nhục 45g, Câu kỷ tử 30g, Táo tàu 50g, Mạch môn đông 15g, Mật ong 50ml, rượu trắng 400 3 lít.

Cách ngâm: Tán vụn tất cả các vị thuốc, cho vào túi vải, buộc kín, cho vào bình thuỷ tinh (hoặc sứ), rót rượu vào, nút kín bình, mỗi ngày lắc bình vài lần. Ngâm 14 ngày rồi loại bỏ bã, cho mật ong vào là được.

Tác dụng: Rượu thuốc này có tác dụng bổ tinh ích khí, đen râu tóc, kéo dài tuổi thọ, tăng cường độ dẻo dai. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.

Rượu hoàn đồng (Làm trẻ lại cơ thể):

Thành phần: Thục địa 16g, Mạch môn đông 12g, Thương truật 12g, Xuyên khung 12g, Tục đoạn 12g, Đan bì 12g, Khương hoạt 10g, Tiểu hồi hương 10g, Nhục quế 6g, Tần giao 12g, Sinh địa 16g, Ngưu tất 10g, Trần bì 10g, Câu kỷ tử 12g, Mộc qua 12g, Độc hoạt 10g, Ô dược 10g, rượu trắng 40o 1,5 lít.

Cách ngâm: Tán vụn tất cả các vị thuốc trên cho vào túi vải buộc kín đầu, cho vào bình đổ rượu vào ngâm, sau 14 ngày bỏ bã là dùng được.

Tác dụng: Rượu thuốc này có tác dụng chống lão hoá, bổ sung tinh, bổ tuỷ, khoẻ mạnh gân cốt, trừ phong, hoạt lạc, đại bổ nguyên khí, cải lão hoàn đồng (làm trẻ trung lại cơ thể). Ngày uống 2 lần mỗi lần 15ml trước bữa ăn 30 phút.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Việt Nam)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top