Rươi chết hay đông lạnh đều không ăn

Rươi chết hay đông lạnh đều không ăn. Rươi có có rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ như mắm rươi, chả rươi (nem rươi), rươi chiên xù, rươi xào củ niễng, kho, hấp… Tuy nhiên, chế biến rươi ngon và đúng là một trong những điều không phải bà nội trợ nào cũng biết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g rươi có 81.9g nước, 12.4g protid, 4.4g lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo, không hề thua kém giá trị dinh dưỡng khi đem so với thịt bê non (trong 100g thịt bê nạc có 78.2g nước, 20g protid, 0.5g lipid, cung cấp được 87calo). Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm.

Tuy  nhiên trong thịt rươi có chứa histamin gây dị ứng cho người ăn. Do vậy, những người có cơ địa dị ứng cần hạn chế. Ngoài ra, lượng đạm của rươi rất cao nên khi vào cơ thể có thể trở thành dị nguyên và gây phản ứng cho cơ thể.

Những người dị ứng với chất này thì có thể bị ngứa, nôn, nặng hơn thì khó thở, sưng tấy, tụt huyết áp. Vì vậy, đối với bà bầu và trẻ nhỏ, sức đề kháng kém, ăn rươi chứa nhiều chất đạm có thể sẽ gây khó tiêu, lạnh bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

TS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện YDHCTVN chia sẻ thêm,  loài rươi là loài nhuyễn thể nên có rất nhiều chân ở hai bên thân giúp chúng di chuyển, bơi dễ dàng dưới đáy bùn. Vì môi trường sống dưới đáy bùn nên ở những kẽ khớp có thể mang theo vi khuẩn gây hại như Salmonella, E.coli…  Cần phải loại bỏ chân rươi để tránh gây ngứa cổ, xót bụng khi ăn.

Các bà nội trợ có thể khắc phục bằng cách cho rươi vào chậu nước nóng khoảng 40 độ C để chân và lông rươi tự rụng, khi thấy chân và lông nổi lên mặt nước thì có thể vớt ra chế biến. Không nên để đông lạnh rươi. Khi chế biến nên cho thêm ít vỏ quýt (trần bì. Bởi theo Đông y, vỏ quýt có vị cay, đắng, the, mùi thơm, tính ấm. Tác dụng điều khí, hóa đờm, tiêu chảy, kém ăn, khó tiêu…

Các bà nội trợ cũng cần chú ý không mua rươi chết, nên chọn những con tươi còn tươi ngon, thân mập mạp, màu đỏ, còn ngọ nguậy. Kinh nghiệm mua rươi tươi, mới là chỉ lấy những con còn khỏe ở phía trên, vì đa số rươi phía dưới thường bị đè vỡ bụng, có mùi tanh.

Linh Linh

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top