Rước họa vì dùng “mẹo” chữa tắc tia sữa

Với thai phụ, tắc tia sữa sau sinh có thể coi là ám ảnh rất lớn bởi có cảm giác đau hơn cả khi sinh. Sợ việc dùng kháng sinh sẽ làm mất sữa cho con bú, không ít người tìm mọi cách để kích sữa như đắp lá đu đủ, lá bắp cải... Song hiệu quả chưa thấy đâu đã mang họa.

<div> <div><strong>Ngực chảy mủ, mất sữa</strong></div> </div> <p>C&aacute;ch đ&acirc;y 3 th&aacute;ng, chị Nguyễn Minh Thoa (ở H&agrave; Nội) đ&atilde; phải chịu đau đớn khi bị tắc tia sữa. Chị kể, sinh con được mấy h&ocirc;m sữa bắt đầu về nhiều, con b&uacute; &iacute;t n&ecirc;n ngực chị l&uacute;c n&agrave;o cũng rất căng. Tắc tia sữa, ngực chị căng tức, nhiều khi như đeo hai quả tạ trước ngực. D&ugrave;ng mẹo bằng lược để chải rồi nhờ cả chồng &ldquo;hộ&rdquo; nhưng kh&ocirc;ng ăn thua.</p> <p>Lo bị &aacute;p xe, chị l&agrave;m theo c&aacute;ch h&agrave;ng x&oacute;m m&aacute;ch l&agrave; d&ugrave;ng l&aacute; đu đủ hơ n&oacute;ng rồi đắp v&agrave;o ngực, kết quả ngực c&ograve;n sưng to hơn, ửng đỏ. Khi sốt cao qu&aacute; kh&ocirc;ng hạ, gia đ&igrave;nh đưa chị đến viện, b&aacute;c sĩ cho biết, chị bị &aacute;p xe ngực. B&aacute;c sĩ đ&atilde; phải ch&iacute;ch rạch để giải ph&oacute;ng sữa ứ đọng, cho chị uống thuốc để giảm bớt tiết sữa. Chị điều trị t&iacute;ch cực, d&ugrave; kh&ocirc;ng c&ograve;n chịu đau bởi tắc tia sữa nữa nhưng sữa về &iacute;t, kh&ocirc;ng đủ cho con b&uacute;. Khi con được 6 th&aacute;ng th&igrave; chị mất sữa hẳn.</p> <p>Mới đ&acirc;y, Bệnh viện Phụ sản H&agrave; Nội đ&atilde; tiếp nhận một sản phụ ở Tuy&ecirc;n Quang bị &aacute;p xe v&uacute;, ngực chảy mủ do tắc tuyến sữa. Khi bị tắc tuyến sữa, nghe người th&acirc;n m&aacute;ch chị chỉ đắp l&aacute;, khi ổ nhiễm tr&ugrave;ng chảy mủ mới đến bệnh viện thăm kh&aacute;m. Để điều trị, bệnh viện đ&atilde; &aacute;p dụng chiếu tia plasma hỗ trợ l&agrave;m l&agrave;nh vết thương cho chị. Ngay sau lần chiếu tia plasma đầu ti&ecirc;n, chị cảm thấy đỡ đau rất nhiều v&agrave; khi ổn định sẽ kh&acirc;u thẩm mỹ lại vết thương.</p> <p>Tại Bệnh viện Phụ sản H&agrave; Nội cũng thường xuy&ecirc;n gặp những trường hợp tắc tia sữa sau sinh, phần lớn l&agrave; những b&agrave; mẹ lần đầu sinh con. C&oacute; nhiều trường hợp khi tắc tia sữa qu&aacute; l&acirc;u lại chỉ d&ugrave;ng mẹo, nhất l&agrave; d&ugrave;ng c&aacute;c loại l&aacute; đắp để xử l&yacute; dẫn tới &aacute;p xe, nguy kịch.</p> <p>Theo BS Nguyễn Thị B&iacute;ch Thủy (Bệnh viện Phụ sản H&agrave; Nội), c&aacute;c loại l&aacute; c&acirc;y chứa nhiều l&ocirc;ng tơ nhỏ n&ecirc;n khi đắp l&aacute; chữa tắc tia sữa rất dễ g&acirc;y k&iacute;ch ứng cho da. Nếu c&aacute;c loại l&aacute; c&acirc;y kh&ocirc;ng được vệ sinh tốt, nhiễm bẩn hoặc chứa h&oacute;a chất th&igrave; c&agrave;ng nguy hại. Ngực &aacute;p xe, người nh&agrave; của bệnh nh&acirc;n lại nặn b&oacute;p qu&aacute; sớm l&agrave;m ổ nhiễm tr&ugrave;ng lan rộng g&acirc;y tổn thương tổ chức mềm l&agrave;nh xung quanh dẫn tới t&igrave;nh trạng nặng hơn. Khi bị tắc tia sữa tốt nhất n&ecirc;n đến cơ sở y tế điều trị, kh&ocirc;ng n&ecirc;n tự &yacute; thực hiện c&aacute;c mẹo d&acirc;n gian sẽ g&acirc;y n&ecirc;n những hậu quả kh&oacute; lường.</p> <p>BS sản phụ khoa L&ecirc; Thị Kim Dung (Trung t&acirc;m Y tế Th&aacute;i H&agrave;) cho rằng, khi tắc sữa, bầu v&uacute; căng to hơn so với b&igrave;nh thường v&agrave; c&agrave;ng ng&agrave;y c&agrave;ng căng, đau nhức v&agrave; kh&ocirc;ng tiết sữa hoặc ra &iacute;t, vắt cũng kh&ocirc;ng ra. Sữa ứ đọng nhiều b&ecirc;n trong g&acirc;y sốt, đau. Khi kh&ocirc;ng chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang &aacute;p xe v&uacute; v&ocirc; c&ugrave;ng nguy hiểm.</p> <p>C&aacute;ch nhiều chị em m&aacute;ch nhau d&ugrave;ng c&aacute;c loại l&aacute; như d&ugrave;ng bồ c&ocirc;ng anh, chinh nữ ho&agrave;ng cung&hellip; đắp c&oacute; t&aacute;c dụng l&agrave;m giảm sưng, giảm nề nhiều hơn l&agrave; l&agrave;m th&ocirc;ng n&uacute;t tắc tuyến sữa. Ch&uacute;ng c&oacute; thể g&acirc;y bỏng, g&acirc;y vi&ecirc;m da, v&igrave; vậy n&ecirc;n cẩn trọng khi &aacute;p dụng. Khi d&ugrave;ng c&oacute; thể c&oacute; trường hợp hết tắc sữa nhưng nguy&ecirc;n nh&acirc;n th&ocirc;ng được chủ yếu l&agrave; do lực b&uacute; h&uacute;t của em b&eacute; chứ kh&ocirc;ng hẳn do c&aacute;c loại l&aacute;.</p> <p><strong>C&aacute;ch th&ocirc;ng tia sữa</strong></p> <p>Theo TS.BS L&ecirc; Thu H&agrave;, Trưởng khoa Hậu sản M (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), tắc tia sữa l&agrave; hiện tượng ống dẫn sữa trong hệ thống tuyến sữa của người mẹ bị tắc. Sữa kh&ocirc;ng tho&aacute;t ra được, t&iacute;ch tụ lại th&agrave;nh c&aacute;c cục u ở v&uacute;. Nhiều người bị tắc tia sữa sau khi th&ocirc;ng vẫn bị lặp lại nhiều lần. Người mẹ cần ch&uacute; &yacute; cho b&eacute; b&uacute; thường xuy&ecirc;n, đ&uacute;ng c&aacute;ch, day đều bầu v&uacute;, vắt sữa ra b&igrave;nh khi b&eacute; b&uacute; kh&ocirc;ng hết. Động t&aacute;c m&uacute;t từ sớm sẽ k&iacute;ch th&iacute;ch sữa rất tốt v&agrave; tr&aacute;nh t&igrave;nh trạng tắc tia sữa.</p> <p>B&aacute;c sĩ khuyến c&aacute;o, khi ph&aacute;t hiện tắc sữa cấp, c&aacute;c b&agrave; mẹ cần b&igrave;nh tĩnh thực hiện c&aacute;c bước: D&ugrave;ng khăn ấm hoặc t&uacute;i chườm ấm để cho c&aacute;c nang sữa gi&atilde;n ra, tan sữa v&oacute;n cục. Nhẹ nh&agrave;ng massage dọc từ ổ sữa ứ hướng về quầng th&acirc;m, massage xoay tr&ograve;n v&ugrave;ng ranh giới giữa đau v&agrave; kh&ocirc;ng đau, massage l&agrave;m mềm quầng th&acirc;m v&uacute;, lau sạch n&uacute;m v&uacute; v&agrave; cho con b&uacute;.</p> <p>Sau khi cho con b&uacute; xong, c&oacute; thể kết hợp d&ugrave;ng m&aacute;y h&uacute;t sữa th&ecirc;m, nếu mẹ kh&ocirc;ng cho b&eacute; b&uacute; trực tiếp th&igrave; tiến h&agrave;nh h&uacute;t sữa. Tốt nhất d&ugrave;ng m&aacute;y h&uacute;t sữa điện, lực h&uacute;t mạnh. Quan trọng cần nhớ massage, v&ecirc; quầng v&uacute; trước khi h&uacute;t/vắt sữa để k&iacute;ch th&iacute;ch xuống sữa. Khi thấy v&ugrave;ng sữa ứ tan cần chườm m&aacute;t v&uacute;, đắp khăn hoặc t&uacute;i chườm m&aacute;t.</p> <p>Trường hợp tắc tia sữa mức độ nhẹ c&oacute; thể vắt sữa bằng tay. D&ugrave;ng tay massage bầu sữa bị tắc, những t&uacute;i sữa v&oacute;n cục ở b&ecirc;n trong sẽ dần tan ra v&agrave; vắt nhẹ sữa sẽ ra được. D&ugrave;ng một b&agrave;n tay đ&egrave; &eacute;p bầu v&uacute; l&ecirc;n th&agrave;nh ngực hoặc d&ugrave;ng hai b&agrave;n tay &eacute;p v&agrave;o nhau. Vừa &eacute;p vừa day sẽ l&agrave;m tan c&aacute;c vị tr&iacute; sữa đ&atilde; đ&ocirc;ng kết.</p> <p>Lưu &yacute;, day &eacute;p chứ kh&ocirc;ng phải xoa mới c&oacute; t&aacute;c dụng đối với vị tr&iacute; tắc nằm ở s&acirc;u trong bầu v&uacute; v&agrave; l&agrave;m tan sữa đ&atilde; đ&ocirc;ng kết. Đ&egrave; &eacute;p nhẹ nh&agrave;ng trong mức đau c&oacute; thể chịu đựng được, day từ từ theo v&ograve;ng tr&ograve;n, tăng dần khoảng 20 lần.</p> <p>B&ecirc;n cạnh đ&oacute;, c&aacute;c sản phụ c&oacute; thể &aacute;p dụng b&agrave;i thuốc chữa tắc tia sữa như uống nước l&aacute; đinh lăng. Theo đ&oacute;, lấy một nắm l&aacute; đinh lăng rửa sạch, sao v&agrave;ng rồi hạ thổ, sắc như thuốc bắc sẽ c&oacute; t&aacute;c dụng nhanh ch&oacute;ng. Hoặc c&oacute; thể luộc quả trứng b&oacute;c vỏ hoặc cơm n&oacute;ng nắm bọc khăn chườm l&ecirc;n hai bầu ngực, lăn nhẹ từ ngo&agrave;i v&agrave;o trong đến khi cơm nắng v&agrave; trứng nguội sẽ gi&uacute;p tia sữa th&ocirc;ng nhanh hơn.</p> <p>Trường hợp đ&atilde; &aacute;p dụng c&aacute;c biện ph&aacute;p m&agrave; kh&ocirc;ng thấy hiệu quả, ngực vẫn căng tức lại k&egrave;m th&ecirc;m hiện tượng sốt cần đến viện sớm để xử l&yacute; kịp thời. Hiện c&aacute;c bệnh viện đều c&oacute; vật l&yacute; trị liệu sử dụng đ&egrave;n hồng ngoại, đ&egrave;n chiếu &aacute;nh s&aacute;ng xanh&hellip; l&agrave;m mềm v&uacute;, th&ocirc;ng tia gi&uacute;p sản phụ bị tắc tia sữa, cương sữa.</p> <div> <p><strong>C&aacute;ch ph&ograve;ng chống tắc tia sữa</strong></p> <p>Ngay khi c&oacute; thai, người mẹ phải lu&ocirc;n quan t&acirc;m vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất l&agrave; phần đầu v&uacute;, c&aacute;c kẽ của phần đầu v&uacute;. D&ugrave;ng khăn sạch nh&uacute;ng nước ấm để l&agrave;m sạch.</p> <p>Cho con b&uacute; ngay sau sinh c&agrave;ng sớm c&agrave;ng tốt v&agrave; b&uacute; li&ecirc;n tục theo nhu cầu. Trước khi cho b&uacute; cần vệ sinh đầu v&uacute; sạch, vắt v&agrave;i giọt sữa đầu bỏ đi rồi h&atilde;y cho b&uacute;. Khi con b&uacute; xong cũng cần l&agrave;m sạch đầu v&uacute; để tr&aacute;nh c&oacute; sữa đọng dễ v&oacute;n cục.</p> <p>Khi cho b&uacute; phải cho b&uacute; hết một b&ecirc;n rồi mới chuyển sang b&ecirc;n kh&aacute;c.</p> <p>Lượng nước uống v&agrave;o gấp đ&ocirc;i so với thường ng&agrave;y, ăn đầy đủ đa dạng chất dinh dưỡng v&agrave; chất xơ từ rau quả.</p> <p><i>BS</i><strong><i> L&ecirc; Thu H&agrave;</i></strong></p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo giadinh.net.vn
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top