Riềng trị chân tay lạnh

(khoahocdoisong.vn) - Củ riềng là gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn, nó còn có tên khác là lương khương, riềng ấm. Củ riềng chủ yếu chứa tinh dầu (0,5-1,5%), theo Đông y, cao lương khương vị cay, tính ôn, vào kinh tỳ và vị có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực, dùng trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém..

Hỏi: Tôi gầy yếu, chân tay lạnh, hay đau bụng. Mỗi khi ăn gì lạnh hoặc tối ngủ nhiễm lạnh phần bụng là hay đau, có khi còn đi ngoài. Mẹ tôi bảo người gầy yếu, lạnh bụng khi chế biến món ăn nên cho thêm chút riềng cho ấm. Người như tôi ăn riềng có tốt không?

Thu Hiền (Tam Trinh, Hà Nội)

Lương y Phan Thị Thạnh, Hội Đông y Vũng Tàu cho biết, củ riềng là gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn, nó còn có tên khác là lương khương, riềng ấm. Củ riềng chủ yếu chứa tinh dầu (0,5-1,5%), theo Đông y, cao lương khương vị cay, tính ôn, vào kinh tỳ và vị có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực, dùng trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém... Người hay bị lạnh, bụng đau, ngày dùng 3-6g, chế biến cùng các món ăn như rang thịt, cho vào chả cá, kho cá. Nếu đau bụng do lạnh, chân tay lạnh nên dùng cao lương khương 48g, đương quy (sao sơ) 30g, hậu phác (chế gừng) 60g, quế tâm 30g, các vị sắc với 600ml nước còn 200ml nước, uống ấm trong ngày. Tác dụng ôn lý, tán hàn, hạ khí, hành trệ.

Theo Đời sống
back to top