Rễ uy linh tiên Bắc làm thuốc

(khoahocdoisong.vn) - Uy linh tiên Bắc khác với cây kiến cò (Nam uy linh tiên) đây là cây thuốc có vị cay, mặn, tính ôn, vào kinh bàng quang có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc, chỉ tý thống, chủ trị phong thấp tý thống, gân co giật, trị hóc xương cá. Cây thuốc này nên dùng rễ, chọn loại có nhiều rễ chùm dài, ngoài có màu nâu đen sẫm, trong hơi trắng, không mối mọt là tốt.

Uy linh tiên có thể chạy vào 12 đường kinh, là một trong số các vị thuốc có tác dụng ‘thiên tẩu’ (chuyên chạy) trong các thuốc khu phong. Có thể khu phong thấp, thông kinh lạc, trị tay chân tê đau, nhất là chi dưới bị phong thấp đau nhức thì hiệu quả càng rõ. Phối hợp với ô đầu, quế chi, đương quy công hiệu khu hàn thấp, chỉ thống càng rõ. Dưới đây là một số bài thuốc:

- Người đại tiện khó: Dùng chỉ xác 40g, nhũ hương 40g, uy linh tiên 40g tán bột, làm hoàn, ngày uống 12 - 16g với nước cơm.

- Người viêm đa khớp, chân tay co rút: Uy linh tiên, tần giao, phòng kỷ, bạch chỉ, hải phong đằng, nhũ hương, đào nhân, hoàng bá, độc hoạt, xuyên khung, các vị đều 12g sắc uống.

- Người bị sỏi mật: Mỗi ngày dùng uy linh tiên 30 - 60g, kim tiền thảo 20g, nhân trần 20g sắc uống.

- Phụ nữ đau bụng dưới do khí trệ: Đương quy 20g, mộc hương 20g, một dược 20g, quế tâm 20g, uy linh tiên 40g tán bột, mỗi lần dùng 4g với rượu nóng.

- Người cao tuổi tân dịch khô, táo bón, khó tiêu: Chỉ thực 40g, hoàng kỳ 40g, uy linh tiên 20g tán bột, trộn mật làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 20 viên với nước sắc sinh khương.

Lương y Nguyễn Văn Phúc (128 Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top