Rau rút chữa bướu cổ

(khoahocdoisong.vn) - Rau rút, còn gọi rau nhút, thuộc họ đậu Fabaceace. Rau rút được trồng làm rau ăn, đáng quý là rau có tác dụng an thần, dễ ngủ.

Rau rút thường dùng đọt non, bỏ rễ và bao xốp trắng bên ngoài làm rau ăn lẩu, luộc, xào, nấu canh cua, hoặc ăn sống với nhiều loại rau khác. Rau rút có mùi thơm tựa như mùi nấm hương nên nhiều người rất thích ăn.

Theo y học cổ truyền, rau rút có vị ngọt tính mát, tác dụng nhuận tràng, mát gan, giải nhiệt, an thần, lợi gân cốt, chữa trị mất ngủ, phong thấp nhức mỏi, mụn nhọt, lở ngứa, bướu cổ... dùng tươi phối hợp thịt cá, nấu canh, nấu lẩu ăn thường xuyên.

Theo sách Tuệ Tĩnh, rau rút (Quyết thái) vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng hòa tạng phủ, ăn nhiều không đói, thông trường vị tiêu thũng. Ăn rau rút bớt nhức mỏi, dễ ngủ. Có thể phối hợp với thịt ,cá, khoai thêm gia vị nấu canh ăn thường xuyên.

- Chữa người nóng nhiệt, khó ngủ. Rau rút 30g rửa thật sạch, giã vắt nước cốt uống hoặc sắc nước uống; hoặc nấu canh ăn.

- Chữa bướu cổ. Rau rút 100g nấu canh ăn thường xuyên.

- Chữa đau mỏi cơ khớp. Rau rút 100g hoặc hơn, xương đuôi heo, khoai sọ, gia vị vừa đủ nấu canh ăn nhiều lần.

Rau rút dùng dưới dạng phơi khô làm thuốc Nam sắc uống hoặc phối hợp vị thuốc khác. Tuy nhiên rau rút có vị hàn tính mát, người tạng hàn, bụng lạnh, tiêu chảy không nên dùng. Rau nhút không nên ăn tái vì loại rau loại rau này sống dưới nước, rất dễ mắc sán lá ruột.

Lương y Phan Thị Thạnh (Hội Đông y Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top