Rau răm chữa chậm tiêu

(khoahocdoisong.vn) - Rau răm có tinh dầu mùi thơm đặc trưng dễ chịu kích thích tiêu hóa tăng thêm hương vị món ăn. Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến đều ngon.

Hỏi: Quê tôi mọi người hay dùng rau răm để chữa bụng đầy, chậm tiêu, đặc biệt khi ăn trứng vịt lộn thường ăn kèm rau răm cho dễ tiêu, vậy ngoài tác dụng đó, rau răm còn có tác dụng nào?

An Thái (Nghệ An)

Lương y Minh Phúc, Hội Đông y Vũng Tàu: Rau răm có tinh dầu mùi thơm đặc trưng dễ chịu kích thích tiêu hóa tăng thêm hương vị món ăn. Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến đều ngon. Rau răm có rất nhiều tác dụng, dùng để trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phù thũng, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn. Khi bị say nắng có thể lấy 100g rau răm giã vắt nước cốt cho uống. Chữa cảm cúm lấy 50g rau răm, 3 lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống. Trẻ mụn nhọt lở ngứa lấy 100g rau răm giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài. Để trị rôm sảy trẻ em, lấy 100g rau răm, cá diếc 1 - 2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần. Một số nơi còn dùng rau răm làm thuốc thông tiểu, hạ sốt, tiêu hóa kém, trúng thực, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top