Rau cài răng lược cần theo dõi sát

Rau cài răng lược (RCRL) để chỉ tình trạng khi một phần hay toàn bộ bánh rau xâm lấn cơ tử cung và có thể đâm xuyên các tạng xung quanh.

Bệnh nhân Nguyễn T.N. (37 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội), nhập Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong tình trạng ra máu âm đạo. Qua thăm khám và khai thác tiền sử, bệnh nhân được chẩn đoán thai 37 tuần ngôi ngang, rau tiền đạo trung tâm cài răng lược độ 3, ngoại tâm thu thất hở van 3 lá. Bệnh nhân được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.

rau-cai-rang-luoc.jpg
Rau cài răng lược cần theo dõi sát

Lời bàn: ThS.BSCKII Vương Ngọc Đoàn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, rau cài răng lược (RCRL) để chỉ tình trạng khi một phần hay toàn bộ bánh rau xâm lấn cơ tử cung và có thể đâm xuyên các tạng xung quanh.

Sau khi sinh, bánh rau sẽ bong và sổ ra ngoài âm đạo, nhưng nếu sản phụ mắc tình trạng RCRL, bánh rau không thể bong khỏi cơ tử cung và là nguyên nhân gây ra các tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông cầm máu... tử vong cho người mẹ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các mẹ bầu cần được chẩn đoán chính xác tình trạng RCRL tại cơ sở y tế chuyên khoa lớn với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao. Khi đã được chẩn đoán RCRL, mẹ bầu cần được theo dõi sát tại cơ sở y tế có ngân hàng máu đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm để mang lại kết quả phẫu thuật tốt nhất, giảm tỷ lệ tai biến.

Bên cạnh đó, cơ sở y tế cũng cần đảm bảo khả năng hồi sức và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng vì RCRL có thể phải chấm dứt thai kỳ sớm lúc em bé còn thiếu tháng.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top