Quan thượng thư phá vụ án sư “hổ mang” hiếp dâm, giết người

Một trong những nhân vật nổi tiếng về tài xử án thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh ở đàng ngoài, đó là quan Thượng Thư Bộ Hình Nhữ Đình Hiền, ông làm quan trải 5 triều vua, danh tiếng lẫy lừng một thời.

<div><span><strong>Xuất th&acirc;n d&ograve;ng giống thi thư nhiều đời</strong></span></div> <div>&nbsp;</div> <div>Huyện Đường An, xứ Hải Dương (nay thuộc huyện B&igrave;nh Giang, tỉnh Hải Dương) được coi l&agrave; v&ugrave;ng &ldquo;địa linh nh&acirc;n kiệt&rdquo;, nơi sản sinh rất nhiều vị đại khoa danh tiếng, trong đ&oacute; phải kể đến d&ograve;ng họ Vũ ở l&agrave;ng Mộ Trạch v&agrave; d&ograve;ng họ Nhữ ở l&agrave;ng Hoạch Trạch (t&ecirc;n n&ocirc;m l&agrave; l&agrave;ng Vạc).</div> <div>&nbsp;</div> <div> <div> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Quan thuong thu pha vu an su “ho mang” hiep dam, giet nguoi" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/24/quan-thuong-thu-pha-vu-an-su-ho-mang-hiep-dam-giet-nguoi.jpg" title="Quan thượng thư phá vụ án sư “hổ mang” hiếp dâm, giết người" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align: center;">H&igrave;nh minh họa.</td> </tr> </tbody> </table> </div> </div> <div>Theo s&aacute;ch Lịch triều hiến chương loại ch&iacute; th&igrave; gia đ&igrave;nh họ Nhữ nổi danh về truyền thống khoa bảng, mở đầu l&agrave; Nhữ Tiến Dụng đỗ đồng Tiến sĩ khoa thi năm Gi&aacute;p Th&igrave;n (1664) đời L&ecirc; Huyền T&ocirc;ng, l&agrave;m quan đến chức Lễ khoa đ&ocirc; cấp sự trung, Th&aacute;i thường tự khanh; con &ocirc;ng l&agrave; <strong>Nhữ Đ&igrave;nh Hiền</strong> (c&ograve;n c&oacute; t&ecirc;n kh&aacute;c l&agrave; Nhữ Tiến Hiền) đỗ Tiến sĩ khoa thi năm Canh Th&acirc;n (1680) đời L&ecirc; Hy T&ocirc;ng, l&agrave;m quan trải đến chức Thượng thư bộ H&igrave;nh rồi Bồi tụng, tước b&aacute;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Thế hệ nối tiếp c&oacute; Nhữ Trọng Thai (c&ograve;n c&oacute; t&ecirc;n kh&aacute;c l&agrave; Nhữ Trọng Đ&agrave;i), gọi Nhữ Đ&igrave;nh Hiền l&agrave; ch&uacute; ruột; đỗ Bảng nh&atilde;n khoa thi năm Q&uacute;y Sửu (1733) đời L&ecirc; Thuần T&ocirc;ng, l&agrave;m quan đến chức Hiến s&aacute;t sứ.</div> <div>&nbsp;</div> <div><em>Con thứ của Nhữ Đ&igrave;nh Hiền</em> l&agrave; Nhữ Đ&igrave;nh Toản (sau đổi l&agrave; Nhữ C&ocirc;ng Toản) đỗ Hội nguy&ecirc;n Tiến sĩ khoa thi năm B&iacute;nh Th&igrave;n (1736) đời L&ecirc; &Yacute; T&ocirc;ng, l&agrave;m quan đến chức Thượng thư bộ Binh ki&ecirc;m Tham tụng, tước B&aacute; Trạch hầu; về sau đổi sang v&otilde; ban, l&agrave;m Hiệu điểm rồi l&ecirc;n tới chức Tả đ&ocirc; đốc, tước Trung Ph&aacute;i hầu.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Nhữ C&ocirc;ng Ch&acirc;n l&agrave; con trai của Nhữ Đ&igrave;nh Toản, gọi Nhữ Tiến Dụng l&agrave; cụ nội, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền l&agrave; &ocirc;ng nội v&agrave; gọi Nhữ Trọng Thai l&agrave; b&aacute;c ruột. &Ocirc;ng đỗ đệ nhị gi&aacute;p Tiến sĩ xuất th&acirc;n (Ho&agrave;ng gi&aacute;p) khoa thi năm Nh&acirc;m Th&igrave;n (1772) đời L&ecirc; Hiển T&ocirc;ng, sau l&agrave;m quan đến chức H&agrave;n l&acirc;m thị chế, hữu thị lang bộ Lễ.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&oacute; thể n&oacute;i trong số những gia đ&igrave;nh c&oacute; truyền thống học tập thời xưa với nhiều người hiển đạt th&igrave; nh&agrave; họ Nhữ l&agrave;ng Hoạch Trạch đứng v&agrave;o h&agrave;ng bậc nhất. Năm nh&acirc;n vật thuộc c&aacute;c thế hệ kh&aacute;c nhau ở c&ugrave;ng một gia đ&igrave;nh nối tiếp đỗ đại khoa, thật l&agrave; nh&agrave; c&oacute; ph&uacute;c lớn; họ đều đem t&agrave;i năng của m&igrave;nh đ&oacute;ng g&oacute;p &iacute;t nhiều cho văn h&oacute;a d&acirc;n tộc v&agrave; dốc l&ograve;ng v&igrave; việc d&acirc;n, việc nước.</div> <div>&nbsp;</div> <div><strong>Giả đi v&atilde;n cảnh ch&ugrave;a, vạch trần tội &aacute;c</strong></div> <div>&nbsp;</div> <div>Nhữ Đ&igrave;nh Hiền sinh năm Kỷ Hợi (1659), &ocirc;ng nổi tiếng l&agrave; người xử kiện c&ocirc;ng bằng, đ&uacute;ng đắn, việc ch&iacute;nh sự đều rất tận tụy n&ecirc;n bấy giờ ai cũng khen ngợi; danh tiếng của &ocirc;ng c&ugrave;ng một vị quan đồng triều được d&acirc;n gian đ&uacute;c kết ca tụng qua c&acirc;u n&oacute;i: &ldquo;Văn chương L&ecirc; Anh Tuấn, ch&iacute;nh sự Nhữ Đ&igrave;nh Hiền&rdquo;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&aacute;c s&aacute;ch sử đương thời viết về Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đều c&oacute; d&ograve;ng ca tụng t&agrave;i năng của &ocirc;ng trong việc xử &aacute;n. Nổi tiếng nhất l&agrave; một vụ &aacute;n k&eacute;o d&agrave;i đến 6-7 năm, qua nhiều vị ph&aacute;p quan m&agrave; vẫn chưa t&igrave;m ra thủ phạm, đến khi <span>Nhữ Đ&igrave;nh Hiền được giao ph&aacute; &aacute;n</span>, chỉ trong thời gian rất ngắn &ocirc;ng đ&atilde; l&agrave;m s&aacute;ng tỏ ch&acirc;n tướng vụ việc.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Trong s&aacute;ch Hải Dương phong vật ch&iacute; c&oacute; d&ograve;ng lược thuật, cho biết những t&igrave;nh tiết ch&iacute;nh của vụ &aacute;n n&agrave;y: &ldquo;&Ocirc;ng Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đỗ Tiến sĩ khoa Canh Th&acirc;n ni&ecirc;n hiệu Vĩnh Trị (1680), phụng mệnh đi sứ, trải l&agrave;m quan đến chức Thượng thư bộ H&igrave;nh, c&oacute; biệt t&agrave;i về ch&iacute;nh sự, xử &aacute;n ngục rất c&ocirc;ng bằng. L&uacute;c bấy giờ c&oacute; một vụ nghi &aacute;n như sau: Nguy&ecirc;n c&oacute; một người em g&aacute;i v&igrave; chị bị ốm n&ecirc;n đến chăm s&oacute;c.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Hai nh&agrave; ở c&aacute;ch nhau hơi xa. Li&ecirc;n tiếp nhiều ng&agrave;y kh&ocirc;ng thấy vợ trở về, chồng người em g&aacute;i b&egrave;n kiện người chồng của chị, đến nỗi người chồng của chị bị bắt giam v&agrave;o ngục. C&aacute;c quan kế tiếp nhau x&eacute;t đo&aacute;n, trải qua 6 -7 năm m&agrave; kh&ocirc;ng giải quyết được.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Đến lượt &ocirc;ng, &ocirc;ng đem địa đồ ra xem, thấy c&oacute; ng&ocirc;i ch&ugrave;a ở ngo&agrave;i c&aacute;nh đồng, c&acirc;y cối rậm rạp m&agrave; người thiếu phụ kia khi đi cũng như khi về đều phải qua đ&oacute;. &Ocirc;ng nghĩ thầm rằng người ấy nhất định bị bọn &aacute;c tăng trong ch&ugrave;a cưỡng hiếp.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Thế rồi, &ocirc;ng lập tức sai người đ&aacute;nh xe đưa &ocirc;ng tới ch&ugrave;a, mượn tiếng tham thiền để lưu lại ch&ugrave;a một đ&ecirc;m. S&aacute;ng h&ocirc;m sau, &ocirc;ng cho triệu tập c&aacute;c tăng đồ trong ch&ugrave;a lại, lấy cớ đ&ecirc;m qua nằm thấy b&aacute;o mộng m&agrave; hỏi vặn rằng: - C&aacute;c ngươi đều l&agrave; kẻ tu h&agrave;nh, sao lại c&oacute; oan hồn đến tố gi&aacute;c mới ta? Vậy sự thể ra sao, phải mau tự th&uacute;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&aacute;c sư đều t&aacute;i mặt k&iacute;nh phục, chỉ tay ra ph&iacute;a ch&acirc;n một c&acirc;y th&aacute;p. Khi đ&agrave;o chỗ ấy l&ecirc;n, quả nhi&ecirc;n c&oacute; th&acirc;y người thiếu phụ ch&ocirc;n giấu ở đ&oacute;. C&aacute;c vụ &aacute;n oan kh&aacute;c, vụ n&agrave;o do &ocirc;ng x&eacute;t đo&aacute;n th&igrave; phần nhiều đều được l&agrave;m s&aacute;ng tỏ&rdquo;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&ograve;n trong Hải Dương phong vật kh&uacute;c c&oacute; đoạn ca ngợi như sau: &ldquo;Họ Nhữ ở x&atilde; Hoạch Trạch, &ocirc;ng cha con ch&aacute;u 5 đời đỗ đạt. Nhữ Đ&igrave;nh Hiền c&oacute; biệt t&agrave;i về ch&iacute;nh sự. L&uacute;c ấy c&oacute; một nghi &aacute;n về một thiếu phụ mất t&iacute;ch [bị ch&ocirc;n dưới ch&acirc;n th&aacute;p.</div> <div>&nbsp;</div> <div>&Ocirc;ng căn cứ bản đồ địa phương, thấy c&oacute; ng&ocirc;i ch&ugrave;a ở giữa c&aacute;nh đồng, c&acirc;y cối rậm rạp, rồi đo&aacute;n định ở đ&oacute;, b&egrave;n th&aacute;c lời nằm mộng thấy c&oacute; người đến k&ecirc;u oan m&agrave; c&aacute;c sư phải lập tức th&uacute; nhận ngay&rdquo;. Sau lời ca ngợi n&agrave;y l&agrave; c&acirc;u: Nh&agrave; họ Nhữ quan tr&acirc;m kế thế, C&oacute; tiếng hay ch&iacute;nh sự dậy d&agrave;ng. Tụng t&igrave;nh soi s&aacute;ng bằng gương, Hồn oan dưới th&aacute;p suối v&agrave;ng cũng ơn.</div> <div> <div> <ul> <li><span rel="1547" tag="Native_PC_Giuabaiviet"><!-- ad tags Size: 0x0 ZoneId:1272919 --></span></li> </ul> </div> </div> <div>&nbsp;</div> <div>Được t&ocirc;n l&agrave;m th&aacute;nh sư nghề l&agrave;m lược</div> <div>&nbsp;</div> <div>Kh&ocirc;ng chỉ c&oacute; t&agrave;i năng tr&ecirc;n chốn quan trường, đối với đời sống x&atilde; hội của th&ocirc;n d&acirc;n, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền cũng rất quan t&acirc;m, ch&uacute; &yacute;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Ch&iacute;nh sử cho biết, v&agrave;o đầu năm Đinh Sửu (1697) Nhữ Đ&igrave;nh Hiền được cử tham gia đo&agrave;n sứ bộ l&ecirc;n phương Bắc, s&aacute;ch Đại Việt sử k&yacute; tục bi&ecirc;n viết: &ldquo;M&ugrave;a xu&acirc;n, th&aacute;ng gi&ecirc;ng, sai Ch&aacute;nh sứ Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Thế B&aacute;; Ph&oacute; sứ Đặng Đ&igrave;nh Tướng, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền sang Thanh tuế cống&rdquo;, đến m&ugrave;a hạ th&aacute;ng s&aacute;u năm Mậu Dần (1698), đo&agrave;n sứ thần Đại Việt mới trở về nước Tương truyền trong thời gian đi sứ, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đ&atilde; học được nghề l&agrave;m lược bằng tre (lược b&iacute;).</div> <div>&nbsp;</div> <div>Vốn người nước ta khi đ&oacute; thường d&ugrave;ng lược gỗ, hoặc lược sừng, răng thưa; nghĩ rằng ở nước ta c&acirc;y tre mọc nhiều, rất thuận lợi về nguy&ecirc;n liệu, người d&acirc;n lại để t&oacute;c d&agrave;i (đ&agrave;n &ocirc;ng b&uacute;i t&oacute;, đ&agrave;n b&agrave; vấn t&oacute;c ch&ugrave;m khăn) nếu c&oacute; lược b&iacute; th&igrave; rất tốt.</div> <div>&nbsp;</div> <div>V&igrave; thế sau khi học nghề, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền &acirc;m thầm dạy lại cho vợ l&agrave; L&yacute; Thị Hiệu. Điều đặc biệt rất đ&aacute;ng ch&uacute; &yacute; l&agrave; sử s&aacute;ch kh&ocirc;ng ghi ch&eacute;p một phụ nữ n&agrave;o từng đi sứ cả; kh&ocirc;ng r&otilde; t&agrave;i năng, đức độ v&agrave; vị tr&iacute; của b&agrave; L&yacute; Thị Hiệu thế n&agrave;o m&agrave; được tham gia đo&agrave;n sứ bộ?.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Chỉ biết rằng theo cuốn s&aacute;ch Hoạch Trạch Nhữ tập phả k&yacute; do Nhữ Đ&igrave;nh Toản (con Nhữ Đ&igrave;nh Hiền) soạn, cho biết sau khi từ Trung Quốc trở về, hai vợ chồng Nhữ Đ&igrave;nh Hiền đ&atilde; truyền nghề l&agrave;m lược tre cho d&acirc;n l&agrave;ng v&agrave; hướng dẫn, gi&uacute;p đỡ, tập hợp thợ th&agrave;nh phường nghề gọi l&agrave; phường Di&ecirc;n Lộc.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Đến tuổi đ&atilde; gi&agrave; về tr&iacute; sĩ, Nhữ Đ&igrave;nh Hiền được vua ban cho 16 mẫu ruộng lộc điền, &ocirc;ng chỉ giữ lại 4 mẫu l&agrave;m ruộng hương hỏa, c&ograve;n lại tặng hết cho phường Di&ecirc;n Lộc để l&agrave;m hoa lợi ph&aacute;t triển nghề.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Nhiều thợ giỏi đ&atilde; ra Thăng Long sản xuất, kinh doanh lược tại chỗ, tạo th&agrave;nh phố H&agrave;ng Lược (nay thuộc quận Ho&agrave;n Kiếm, TP H&agrave; Nội). Khi Nhữ Đ&igrave;nh Hiền mất, người d&acirc;n nhớ ơn đ&atilde; lập đền thờ, t&ocirc;n &ocirc;ng v&agrave; vợ l&agrave; th&aacute;nh sư nghề l&agrave;m lược.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Trong văn tế th&aacute;nh sư c&oacute; đoạn viết: &ldquo;Cung duy ti&ecirc;n th&aacute;nh, ti&ecirc;n sư, th&ugrave;y dụ l&ecirc; d&acirc;n, c&ocirc;ng đăng nhật nguyệt, đức hợp c&agrave;n kh&ocirc;n, bắc sứ dĩ đoan, hưng th&agrave;nh nghệ thủ&hellip;&rdquo;. S&aacute;ch Lịch triều hiến chương loại ch&iacute; th&igrave; viết: &ldquo;Nhữ Tiến Hiền, đỗ Tiến sĩ năm Canh Th&acirc;n đời Vĩnh Trị, đi sứ, trải l&agrave;m đến chức Thượng thư bộ H&igrave;nh v&agrave; Bồi tụng.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Tiến Hiền xử kiện c&ocirc;ng b&igrave;nh, đ&uacute;ng đắn, ch&iacute;nh sự nổi tiếng; bấy giờ ai cũng khen. Cuối đời Vĩnh Hựu [th&igrave; Nhữ Tiến Hiền] chết. Đầu đời Cảnh Hưng, triều đ&igrave;nh tặng h&agrave;m Thiếu ph&oacute;, tước Thọ quận c&ocirc;ng. B&agrave;i chế đại lược rằng: L&ecirc;n chức Ngự sử, tham dự chốn đ&ocirc; đ&agrave;i, trong sạch như sương; L&ecirc;n chức Thượng thư m&agrave; l&agrave;m Tể tướng, thường b&agrave;y mưu lớn.</div> <div>&nbsp;</div> <div>C&ocirc;ng lao trong sử s&aacute;ch, ghi ch&eacute;p r&otilde; r&agrave;ng; Tri ngộ từ triều trước, đến gi&agrave; vẫn kh&ocirc;ng k&eacute;m. Địa vị c&oacute; phần chưa xứng với t&agrave;i, những mong mơ Ph&oacute; Duyệt n&ecirc;m canh; Lộc v&agrave; ph&uacute;c để về sau, sẽ được h&ograve;e họ Vương tươi tốt. Chung đ&uacute;c v&agrave;o con, l&agrave;m l&ecirc;n ng&ocirc;i tướng&rdquo;.</div> <div>&nbsp;</div> <div>Lại c&oacute; c&acirc;u: C&acirc;y cả nối dấu thơm, trải ba đời tiếng tăm lừng lẫy, một m&igrave;nh &ocirc;ng ki&ecirc;m cả &ldquo;t&aacute;c v&agrave; thuật&rdquo;; Gốc cam đường rủ b&oacute;ng, hơn trăm năm m&agrave; ch&iacute;nh t&iacute;ch như mới, trẫm c&ograve;n nhớ mu&ocirc;n miệng ngợi khen.</div> <div>&nbsp;</div> <div>&nbsp;</div>

Theo kienthuc.net.vn
back to top