Quản lý thực phẩm tươi sống “lên sàn”, không dễ làm!

(khoahocdoisong.vn) - Thị trường đang chứng kiến sự bùng nổ bán thực phẩm tươi sống (TPTS) trên mạng, mới đây là sự liên kết của các doanh nghiệp (DN) lớn với sàn thương mại điện tử (TMĐT). Dù đánh giá đây là bước đi cần thiết nhưng nhiều ý kiến vẫn lo ngại về kiểm soát an toàn chất lượng nhóm hàng này trên sàn.
Nhiều sản phẩm tươi sống đã được giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Nhiều sản phẩm tươi sống đã được giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Nhỏ lẻ bùng nổ, “ông lớn” chậm chắc

Đón đầu sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng (NTD), nhiều DN đã bắt đầu đưa TPTS lên sàn TMĐT. Theo thông tin từ sàn TMĐT Shoppee, người tiêu dùng Việt Nam chọn mua thực phẩm trực tuyến nhiều hơn trước, lượt thường xuyên đặt mua thực phẩm trên sàn này tăng đến 3,5lần/tháng so với trước khi có dịch Covid-19.

Ghi nhận sàn Shoppee cho thấy có khá nhiều gian hàng chào bán rau, củ, quả, tôm, mực, cá, thịt tươi sống... Tuy nhiên, nhiều cá nhân bán TPTS dạng cân ký chứ không đóng gói bao bì, nhãn mác, thông tin sản phẩm theo quy định. Một cá nhân rao bán thịt ba chỉ heo nhập khẩu từ Nga, giá 139.000đ. Ngoài thông tin gửi từ quận Ba Đình, Hà Nội, số điện thoại, người mua hàng có lẽ không biết thông tin gì thêm.

Xu hướng người tiêu dùng càng ngày càng thích lướt mạng để mua hàng tươi sống.

Xu hướng người tiêu dùng càng ngày càng thích lướt mạng để mua hàng tươi sống.

Bà Nguyễn Thúy Anh, Trưởng phòng Ứng dụng Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Có những DN trước giờ chỉ bán TPTS ở kênh truyền thống đã nghiên cứu chuyển đổi số bán online, ngay cả chợ đầu mối Bình Điền cũng có ý định bán một số mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản trên sàn.

Tuy nhiên, trong khi các cá nhân bán TPTS nhỏ lẻ trên mạng, sàn TMĐT ngày càng nhiều, số DN bán nhóm hàng này trên sàn hiện còn khá khiêm tốn. Sau hơn 2 tháng hợp tác với sàn TMĐT Sendo bán TPTS, TP chế biến sẵn, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) đánh giá đây là giai đoạn đầu Vissan mới tiếp cận bán hàng qua sàn TMĐT, dung lượng còn nhỏ, chưa thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh trên kênh này. Tuy nhiên, đây là xu hướng bán hàng tương lai sẽ phát triển mạnh nên sắp tới DN sẽ triển khai hợp tác thêm với một số sàn TMĐT nữa.

Phân tích một trong những hạn chế, khó khăn khi bán TPTS qua sàn, ông An cho rằng cả TPTS và một số loại thực phẩm chế biến đều cần bảo quản lạnh. Người giao hàng phải được trang bị phương tiện, công cụ cần thiết để bảo đảm nhiệt độ, an toàn chất lượng cho thực phẩm. Vì vậy, chi phí bán hàng qua kênh online hiện cao hơn chi phí bán trực tiếp. Song, ông An kỳ vọng khi lượng đơn hàng tăng lên thì chi phí sẽ giảm và công ty chấp nhận chi phí đầu tư ban đầu này để đi đường dài bán hàng trên sàn TMĐT.

Quy định, hạ tầng cần theo kịp thực tế

Một cán bộ Sở Công Thương TPHCM cho biết, Cục Thương mại Điện tử (Bộ Công Thương) đang đề nghị TPHCM xây dựng thành đề án TMĐT. Tuy nhiên, Sở xác định bán TPTS trên sàn TMĐT cần đi từng bước thận trọng vì giao dịch mua bán TPTS từ chợ lên sàn không đơn giản. 

Vấn đề Việt Nam đang gặp phải là quy chuẩn hàng hóa, quy trình bảo quản, vận chuyển hàng hóa... phải đảm bảo sản phẩm đạt an toàn chất lượng, quy chuẩn quốc gia. Khi TPTS bán trên sàn TMĐT đảm bảo các quy chuẩn đóng gói, quy chuẩn quốc gia từng mặt hàng, có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của các đơn vị liên quan.

Nhiều cá nhân nhỏ lẻ bán hàng qua mạng không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm...

Nhiều cá nhân nhỏ lẻ bán hàng qua mạng không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm...

Theo đánh giá của bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM, giao dịch mua bán TPTS qua mạng đang bùng nổ, đáng lo ngại là nhiều cá nhân nhỏ lẻ bán hàng không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, không có địa chỉ cửa hàng, kho hàng... Đã có nhiều đợt kiểm tra một số đơn vị bán thực phẩm qua mạng để đánh giá nguy cơ, nếu đơn vị bán hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ bị xử phạt theo quy định.

Tuy nhiên, khó khăn trong quản lý đối với các giao dịch TMĐT vì các quy định quản lý, chế tài vẫn chưa theo kịp sự phát triển bùng nổ của TMĐT. Có cá nhân mở website bán hàng hôm nay nhưng hôm sau đóng website trốn mất nên nguy cơ rất lớn về mặt kiểm soát. Đã có nhiều vụ lừa đảo bán hàng qua mạng nên NTD phải hết sức cảnh giác, chỉ nên mua hàng của những đơn vị bán hàng có uy tín. Người bán phải công khai một số giấy phép, giấy công bố chất lượng... trên trang bán hàng của mình... 

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top