Quản lý rác thải, thách thức trong chống dịch bệnh Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Theo TS.BSCKII Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TPHCM, chống dịch Covid-19 mang lại nhiều vấn đề thách thức, đặc biệt trong quản lý chất thải.

Kêu cứu từ những khu cách ly, phong tỏa vì rác

Một bạn đọc ở quận Gò Vấp, TPHCM kêu cứu: “Cả quận chỉ có một xe thu gom rác. Rác thải ứ dồn 3, 4 ngày. Chốt kiểm soát được lập ngay chân bãi rác. Nơi này còn là nơi tiếp nhận lương thực, thực phẩm”

Rác thải bừa bãi đầy khu cách ly tạm thời. (Ảnh chụp từ clip)

Rác thải bừa bãi đầy khu cách ly tạm thời. (Ảnh chụp từ clip)

Một bạn đọc ở quận 4, TPHCM cũng chia sẻ: “Các hẻm nhỏ như nhà tôi, đầu dây thu gom rác đa phần là xe đẩy trả phí, 50.000đ/tháng... Suốt thời gian bị giãn cách do dịch bệnh Covid-19 này, nhiều người thu gom rác tư nhân có nhà thuê ở quận 8 hay Bình Chánh, nên không được qua quận 4 gom rác, cũng chẳng ai cấp giấy phép thông hành nên họ ở nhà luôn”.

Chị Lê Hạnh Q. ở điểm cách ly tạm thời ở quận 8 cũng từng kêu cứu: “Những người đi cách ly chịu cảnh đầy rác bẩn không ai lo. Một phần người dân không có ý thức, nhưng rác để mấy ngày không thu gom thì thật sự đang sợ...”.

Đủ loại rác... (Ảnh chụp từ clip)

Đủ loại rác... (Ảnh chụp từ clip)

Hình ảnh đủ loại rác thải quăng đầy khu cách ly, các bộ đồ bảo hộ nằm bừa bãi trên nền đất không còn hiếm thấy. Chỉ tính riêng khu cách ly tạm thời này với 400 người, lượng rác thải bao gồm rác thải sinh hoạt và rác thải là đồ bảo hộ mỗi ngày đã khiến khu vực này trở nên nhếch nhác, dơ bẩn. Sau khi người dân phản ánh, rác tại khu điểm cách ly tạm thời ở quận 8 đã được địa phương xử lý sạch sẽ.

Anh Đặng Bảo Quốc, chuyên gia môi trường cho rằng, rác thải trong khu vực phong tỏa là rác thải nguy hại. (Ảnh chụp từ clip)

Anh Đặng Bảo Quốc, chuyên gia môi trường cho rằng, rác thải trong khu vực phong tỏa là rác thải nguy hại. (Ảnh chụp từ clip)

Tuy nhiên, thời gian giãn cách xã hội còn rất dài, nhiều ca bệnh Covid-19 sẽ được phát hiện.

Rác thải trong khu vực phong tỏa là rác thải nguy hại

Trước tình trạng rác thải ùn ứ nhiều ngày tại các khu vực phong tỏa ở Gò Vấp, ông Đặng Bảo Quốc, chuyên gia môi trường cho rằng, để xảy ra tình trạng này là rất nguy hiểm, thẩm quyền trong vấn đề này thuộc về Công ty Dịch vụ Công ích quận Gò Vấp. Nếu địa phương quá tải trong việc thu gom rác phải báo cáo ngay cho UBND quận Gò Vấp hoặc cao hơn là lãnh đạo TPHCM để có hướng xử lý, tránh nhiễm chéo bệnh lý trong khu dân cư, vì rác thải trong khu vực phong tỏa là rác thải nguy hại.

Theo một báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, chỉ tính riêng 128 khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố thải ra khoảng 42 tấn rác thải/ngày.

Chỉ tính riêng 128 khu cách ly tập trung trên địa bàn TPHCM thải ra khoảng 42 tấn rác thải/ngày. (Ảnh CITENCO)

Chỉ tính riêng 128 khu cách ly tập trung trên địa bàn TPHCM thải ra khoảng 42 tấn rác thải/ngày. (Ảnh CITENCO)

Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã có công văn đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM (CITENCO) tăng cường thu gom rác thải có yếu tố dịch tễ tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, đảm bảo không được để rác tồn đọng. CITENCO hiện đang thu gom, vận chuyển chất thải y tế, chất thải tại các bệnh viện, khu cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19 của TPHCM và các khu cách ly, khu phong tỏa thành lập theo quyết định của UBND quận, huyện.

Sở Y tế TPHCM, Bộ tư lệnh TPHCM cũng đã bố trí nhân sự phụ trách quản lý chất thải tại các khu cách ly để thực hiện việc phân loại, lưu giữ theo đúng quy định.

Bình thường, công ty môi trường đô thị thành phố, quận huyện sẽ là nơi thu gom các loại chất thải trên địa bàn thành phố. Các trung tâm cách ly, bệnh viện đã được ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị để thu gom và xử lý các loại chất thải. Riêng các khu dân cư việc quản lý chất thải thường quy về quản lý tại địa phương và các tổ chức tư nhân.

Nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM thu gom rác thải tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến. (Ảnh: CITENCO)

Nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TPHCM thu gom rác thải tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến. (Ảnh: CITENCO)

Nhưng, trong thời gian gần đây, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, TPHCM phát sinh rất nhiều khu cách ly, khu phong tỏa tạm thời trong khu dân cư do UBND phường thành lập nên lượng rác thải công ty phải thu gom tăng đột biến với khối lượng ngày càng lớn. 

Rác thải ở khu vực cách ly, khu phong tỏa để bừa bãi.

Rác thải ở khu vực cách ly, khu phong tỏa để bừa bãi.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TPHCM, trước mắt chúng ta phải giải quyết thu gom các loại chất thải có nguy cơ lây nhiễm, chất thải có tổn hại cho môi trường, các chất thải sinh hoạt hằng ngày.

Nhưng về lâu dài chúng ta cần cải thiện hệ thống quản lý chất thải trong các cơ sở y tế cũng như cộng đồng. Bởi vì, đại dịch Covid-19, không giống như động đất hay mưa bão, sẽ không kết thúc trong vài giờ hay vài ngày. Nó sẽ ở với chúng ta ít nhất là một năm và có thể trong vài năm nữa.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TPHCM, tại các khu phố bị cách ly, phong tỏa cần đặt nhiều và đủ các thùng rác lớn màu xanh và vàng có nắp.

Theo TS.BSCKII Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn TPHCM, tại các khu phố bị cách ly, phong tỏa cần đặt nhiều và đủ các thùng rác lớn màu xanh và vàng có nắp. 

“Theo tôi, tại các khu phố bị cách ly, phong tỏa cần đặt các thùng rác lớn màu xanh và vàng có nắp, có bánh xe đặt ngay phía gần hàng rào sát bờ tường ngay hàng rào ngăn cách ly khu dân cư, trên đấy ghi rõ rác thông thường không lây nhiễm và rác lây nhiễm có nguy cơ chứa Covid-19. Các thùng rác thải của hai nhóm này đặt cách nhau tối thiểu 2m”, TS.BSCKII Nguyễn Thị Thanh Hà nhấn mạnh.  

Lịch thu gom nên tối thiểu ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc tối và khi có yêu cầu phát sinh.

Lịch thu gom nên tối thiểu ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc tối và khi có yêu cầu phát sinh.

Sau đó, hằng ngày, Công ty Môi trường Đô thị thành phố, quận, huyện hoặc công ty tư nhân đủ tư cách pháp lý sẽ đến thu gom và vận chuyển về nơi xử lý chung của thành phố theo quy định. Lịch thu gom nên tối thiểu ngày 1 lần vào buổi sáng sớm hoặc tối và khi có yêu cầu phát sinh.

Riêng đối với các khu vực tập trung cách ly, bệnh viện dã chiến cần bố trí nhiều và đủ các thùng đựng chất thải với bao lót màu vàng có in biểu tượng chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 tại các khu vực hành lang, khu vực công cộng, buồng cách ly.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top