Quai bị và nguy cơ ung thư nên biết để phòng tránh

Quai bị và nguy cơ ung thư có liên quan gì tới nhau? Một số trường hợp viêm tuyến nước bọt có yếu tố liên quan tới ung thư nhưng chưa được chứng minh rõ ràng. Đối với ung thư tuyến nước bọt khó phát hiện.

Hỏi: Tôi có hai con thì cả hai cháu đều bị quai bị do lây nhau. Tôi thấy bác sĩ nói bệnh này do viêm tuyến nước bọt, vậy có nguy cơ nào dẫn đến ung thư tuyến nước bọt không?

Thái Hà (Hà Đông)

ThS.BS Mai Văn Sâm, tham vấn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, Hà Nội: Quai bị do một loại virus ARN Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae gây nên. Các nguyên nhân khác gây bệnh gồm virus vùi hạt cự bào (cytomegalovirus-CMV), virus á cúm type 1 và 3, virus cúm A (influenza A virus), coxsackievirus, virus ruột (enterovirus), virus HIV.

Mỗi người có 3 tuyến nước bọt chính ở các vị trí khác nhau gồm: Mang tai, dưới lưỡi và khu vực bên dưới xương hàm. Chức năng của tuyến nước bọt là tiết ra các enzym tiêu hóa thức ăn đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho khoang miệng.

Tuy nhiên, có thể do một số nhân tố như các chất độc hại, chất kích thích khiến tuyến nước bọt viêm nặng và người ta nghĩ là ung thư. Hầu hết các trường hợp viêm tuyến nước bọt không nguy hiểm, có thể tự khỏi hoặc điều trị đơn giản.

Một số trường hợp viêm tuyến nước bọt có yếu tố liên quan tới ung thư nhưng chưa được chứng minh rõ ràng. Đối với ung thư tuyến nước bọt khó phát hiện.

Khi viêm tuyến nước bọt có sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng; tê một phần của khuôn mặt; cơ bắp yếu ở một bên của khuôn mặt; đau dai dẳng trong khu vực của một tuyến nước bọt; khó nuốt; rắc rối khi mở miệng rộng thì phải đi khám ngay để tầm soát ung thư. Việc không kịp thời điều trị có thể dẫn tới tử vong.

Khánh Thủy (ghi)

Theo Đời sống
back to top