Quả vải hỗ trợ điều trị tiểu đường

Vải được trồng khắp cả nước, ngoài là món ăn khá thú vị, nó còn có tác dụng phòng trị bệnh.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/cay-thuoc-59-mau-300x194.jpg

Quả vải món ăn vị thuốc quý.

Theo thống kế, trong quả vải có 3 chất dinh dưỡng chính là protein 0,7g, lipit 0,69g, cacbonhydrat 133g. Ngoài ra, quả vải còn có các khoáng chất như canxi 6mg, kali 9,3g và magie 2mg…

Theo tài liệu cổ, quả vải có vị ngọt, chua tính ôn, vỏ ngoài quả có vị ngọt tính ôn. Hạt có vi đắng tính ôn. Rễ cây vải có vị đắng tính ôn. Tất cả quả vải đều có tác dụng chữa bệnh.

Chữa hen suyễn: 150g quả vải đã phơi khô, bỏ vỏ và hạt, ninh nhừ ăn cả nước và cái khi nào hết khó thở thì dừng.

Đau dạ dày do lạnh bụng: 50g hạt vải, 2 lát gừng tươi, 10g vỏ quýt sao vàng hạt vải nghiền nát cho vào ninh với gừng và vỏ quýt, cho nước vừa đủ ninh kỹ chắt ra uống cả ngày.

Chữa nôn và nấc: 7 quả vải tươi bỏ vỏ và hạt sao cháy rồi nghiền nát thành bột, hòa với nước nóng uống chậm từng ngụm một.

Chữa bệnh tiểu đường: 25g hoa vải, 25g rễ cẩu kỷ, 25g vỏ cây dâu tằm, 25g cây rau mèo. Cho lượng nước vừa đủ ninh nhừ uống trong ngày, khi nào chỉ số đường huyết ở vị trí bình thường thì thôi.

Chữa mụn nhọt: Cùi vải giã nhỏ (lượng tùy theo, 5 – 7 quả) bôi lên vùng có mụn nhọt. Vài ngày là khỏi, mỗi ngày thay 1 lần.

BS Vũ Quang

(Bệnh viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top