Quả vả nhuận tràng, lợi tiểu

Vả là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi với tên mác ngoa. Theo Đông y, quả vả có vị ngọt tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu.

Trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm tiêu chảy. Thích hợp sử dụng cho người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, trẻ em tiêu chảy lâu ngày, táo bón. Dân gian hay dùng quả vả chữa một số bệnh đơn giản như:

Chữa cảm hay ngộ độc: Lấy quả vả 200 g, quả sung 200 g, lá móc mèo 50 g, rễ canh châu 50 g. Thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém: Lấy quả vả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống liền một thời gian.

Chữa họng sưng đau: Quả vả non 100 g, lá chó đẻ 50 g, búp tre 30 g. Rửa sạch, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ lại. Ngày làm 2 lần trong vài ngày.

Chữa phế nhiệt khản tiếng: Lấy 150 g quả vả sắc lấy nước, cho đường phèn đủ ngọt vào và uống. Mỗi lần uống 5 g, ngày uống 3 lần.

Chữa trĩ, đại tiện khô cứng: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày. Hay chữa trĩ bằng cách lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi.

Làm tăng tiết sữa mẹ: Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g, chiêu với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3-5 ngày.

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5 g, ngày 3 lần.

Làm thuốc tiêu độc, lợi tiểu: Đối với người có phù thũng lấy rễ và lá vả sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, vài ngày liền sẽ khỏi.

Ths.BS Nguyễn Tuyết Lan

Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top