Quả phật thủ chữa nấc

Phật thủ được trồng nhiều nhất ở trong chùa. Quả sai và có hình thù như bàn tay nhiều ngón trông giống bàn tay phật nên có tên gọi là phật thủ.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/cay-thuoc-1321.jpg

Trong quả phật thủ có tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng.

Người ta trồng phật thủ lấy quả ăn, làm mứt hay làm thuốc chữa bệnh. Vì vó hình thù đặc biệt nên nhiều bà con dùng quả thắp hương ở nhà hay ở chùa. Trong quả phật thủ có tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng.

Theo tài liệu cổ, phật thủ có vị cay, chua đắng, tính ấm, vào kinh phế và tỳ, tác dụng hành khí, chỉ thống, kiện tỳ vị, cầm nôn, hòa đờm. Quả làm thuốc chữa đầy bụng, đau dạ ày, chán ăn, nôn mửa, ho khan, ho gió, ho có đờm kéo dài. Sau đây là một số bài thuốc có nguồn gốc từ phật thủ.

Thuốc chữa nấc: Phật thủ tươi 30g, gừng tươi 3g, đinh hương 3g, tai quả hồng 10g. Các vị thuốc cho vào nồi thêm 500ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ, khi cạn 200ml chắt ra uống, bỏ bã, uống lúc đói chia 3 lần.

Chữa đau dạ dày, bụng ậm ạch khó tiêu, nôn mửa: Quả phật thủ tươi 30g, ý dĩ 20g, hoài sơn 20g, bạch biển đậu 20g. Tất cả được rửa sạch cho vào nồi với 500ml nước ninh nhỏ lửa cho nhừ còn 200ml chia 3 lần, uống trong ngày, uống lúc đói trong 10 ngày, khi uống thuốc này cần kiêng các chất cay nóng như tỏi, hành, ớt, tiêu, không ăn thức ăn sống, lạnh, các chất cứng khó tiêu hóa.

Chữa ho có đờm: Quả phật thủ tươi 30g, bán hạ 5g, rễ cây dâu, 5g, dừng tươi 3g. Các vị thuốc cho vào nồi với 500ml nước ninh nhừ, cạn còn 200ml uống lúc no, chia 3 lần bỏ bã. Uống kéo dài đến khi khỏi bệnh. Khi uống chữa ho cần giữ ấm cổ ngực vào mùa đông, mùa hè không tắm lạnh, hạn chế điều hoa, không uống lạnh, không để bị nước mưa vào người.

BS Kim Ngân

(Phòng khoa Đa khoa phố Vĩnh Hồ, Hà Nội)

Theo Đời sống
back to top